Có nên diệt vi khuẩn HP trong dạ dày để phòng bệnh hay không?

Có nên diệt vi khuẩn HP trong dạ dày để phòng bệnh hay không?
Nhiều người lo lắng vì nhiễm vi khuẩn HP khiến cho cơ thể mắc ung thư dạ dày và lập tức điều trị tiêu diệt loại vi khuẩn này. Việc này có thực sự tốt không, khi nào mới nên cần điều trị, khi nào không?


1. Vi khuẩn HP là gì và gây ra ung thư dạ dày như thế nào?

Theo Tổ chức Ung thư Quốc tế, thủ phạm số một gây ra ung thư dạ dày là vi khuẩn HP, tuy nhiên đây chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chứ không phải cứ có vi khuẩn HP là bị ung thư dạ dày.

Có nên diệt vi khuẩn HP trong dạ dày để phòng bệnh hay không? - Ảnh 1.

Có nên diệt vi khuẩn HP trong dạ dày để phòng bệnh hay không? - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Tìm hiểu những loại thuốc điều trị vi khuẩn HP phổ biến    

Lại thêm 1 bé trai tử vong vì ung thư dạ dày do lây nhiễm vi khuẩn HP qua bữa ăn!

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (viết tắt là HP) là một vi khuẩn hình que sống trong môi trường acid dạ dày, tồn tại bằng cách tiết ra 1 loại enzyme là Urease trung hòa acid. Vi khuẩn HP được chính thức công nhận là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên tình trạng viêm - loét kéo dài nhiều năm mới có tỷ lệ rất nhỏ bị ung thư dạ dày. 

Để làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ dạ dày, vi khuẩn HP đã tiết ra chất kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn, đồng thời tạo nên một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, từ đó gây ra tình trạng viêm loét dạ dày - tá tràng.

Theo GS.TS Đào Văn Long, Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai: Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn khó bị tiêu diệt, bởi nó nằm dưới lớp chất nhày bảo vệ dạ dày và nằm trên lớp niêm mạc, điều này khiến cho các loại thuốc diệt trừ HP khó có thể tiêu diệt nó. 

Do đó, vi khuẩn HP là mối đe dọa nguy hiểm và là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý viêm loét dạ dày cùng các biến chứng dạ dày như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Hiện tại khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn HP, và 84% người bị ung thư dạ dày có liên quan tới vi khuẩn HP.

Vi khuẩn HP lây truyền từ người này qua người khác qua con đường trực tiếp qua miệng tại những thành viên trong gia đình. Nguồn gốc lây truyền qua phân, do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn.

2. Có nên điều trị diệt trừ vi khuẩn HP để tránh ung thư dạ dày hay không?

Mặc dù nước ta có tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P hàng đầu thế giới với trên 70% dân số, nhưng tỉ lệ ung thư dạ dày chỉ là nước đứng thứ 10 trên thế giới.

Có nên diệt vi khuẩn HP trong dạ dày để phòng bệnh hay không? - Ảnh 2.

Vi khuẩn H.P là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày - Ảnh: Internet

Vi khuẩn HP là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn H.P sẽ chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa của từng người như: chế độ ăn uống; độc tính của vi khuẩn; hút thuốc lá; bệnh di truyền.... 

Kết luận lại, không cần thiết phải điều trị diệt vi khuẩn HP để tránh ung thư dạ dày

3. Những ai nên phải điều trị vi khuẩn HP

Khi đi khám bệnh hay nội soi dạ dày , nếu có một trong những dấu hiệu sau:

- Viêm - loét dạ dày tá tràng tiến triển

- Bị polip dạ dày.

- Sau khi điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm.

- Khó tiêu hóa thức ăn trong thời gian dài

- Trào ngược thức ăn trong thực quản và dạ dày 

- Thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu Vitamin B12 không rõ nguyên nhân.

- Đang dùng thuốc kháng viêm non-steroid, apirin lâu dài.

Chú ý: Khi có một trong những dấu hiệu trên kèm xét nghiệm H.P (+) thì chúng ta mới cần tiêu diệt vi khuẩn HP, còn không thì không cần diệt vi khuẩn HP.

Một số nước như Nhật Bản chủ trương cứ có HP là điều trị diệt trừ vì tại đó tỉ lệ ung thư dạ dày rất cao và tỉ lệ nhiễm vi khuẩn H.P khoảng 51 % dân số.

4. Cách phòng ngừa vi khuẩn HP

Nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, nên tiến hành cách ly, không dùng chung đồ ăn.

Thực hiện vệ sinh các nhân bằng cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Những người bị bệnh viêm loét dạ dày cần: Ăn uống khoa học, không nên ăn quá no, cũng không nên để đói quá. Tập thể dục thường xuyên. Tránh căng thẳng. Ngủ đủ giấc. Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh ăn các loại đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như những thực phẩm có độ acid quá cao,...Tránh rượu bia.

5. Các phương pháp phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn HP

Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test Urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.

Có nên diệt vi khuẩn HP trong dạ dày để phòng bệnh hay không? - Ảnh 3.

Các phương pháp phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn HP - Ảnh: Internet

Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:

- Test hơi thở

- Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân

- Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng).

Tác giả: Minh Ngọc