Rất nhiều các mẹ bỉm sữa quan niệm rằng làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị nhiễm lạnh nên phải đeo bao tay để bảo vệ tay trẻ. Hơn nữa, các mẹ cũng lo lắng trẻ sẽ cào lên mặt vì móng tay trẻ mọc rất nhanh.
Nhưng có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh không? Hãy cùng nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ khoa học.
Bao tay, bao chân là những món đồ không thể thiếu trong danh sách sắm đồ sơ sinh cho con của các mẹ. Dù bé sinh vào mùa đông hay mùa hè, rất nhiều mẹ vẫn mua cho con vài bộ bao tay, bao chân để không bị lạnh hay không bị móng tay cào xước mặt.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và các bác sĩ, thói quen này tưởng tốt mà lại hóa hại. Rất nhiều các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bé khuyến cáo đeo bao tay, bao chân cộng thêm việc mặc quá nhiều đồ bó sát làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Chính vì vậy, khi ở trong phòng, cần lưu ý hạn chế mặc quá nhiều đồ cho trẻ. Thay vì đeo bao tay, các mẹ hãy điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với bé nhất.
Hơn nữa, chân và tay trẻ có thể lạnh, đây là điều hoàn toàn bình thường, không có gì phải quá lo lắng. Các bác sĩ cho biết chân tay là bộ phận ngoại vi của cơ thể. Ở những trẻ sơ sinh, hệ tuần hoàn phát triển còn chưa hoàn chỉnh, máu sẽ đến ít hơn các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não,… Đây là nguyên nhân khiến nhiệt độ tay chân của bé sẽ thấp hơn nhiệt độ ở những cơ quan khác. Không chỉ vậy, nhiều bé ra nhiều mồ hôi ở tay và chân gây mất nhiệt nhanh hơn, tay chân cũng từ đó càng lạnh.
Rất nhiều nghiên cứu khoa họcnvà các thống kê cũng chỉ ra rằng nếu như trẻ sơ sinh càng sớm được “giải phóng” khỏi bao tay, trẻ sẽ càng có khả năng nắm giữ, túm đồ vật xung quanh và có phản xạ tay tốt hơn những bé đeo bao tay nhiều tháng.
Vì thế, câu trả lời cho câu hỏi có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh hay không? là Không nên. Các mẹ chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cũng như cẩn thận bấm móng tay cho bé sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc trói buộc tay con trong cái bao tay.
Đọc thêm:
Trẻ sơ sinh tháng đầu tăng bao nhiêu kg? Cách giúp trẻ 1 tháng tuổi tăng cân
Tất tần tật những điều mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Như đã nói, không nên đeo bao tay, bao chân cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là những nguyên nhân khiến việc đeo bao tay cho trẻ sơ sinh hại nhiều hơn lợi:
Ngay từ khi bé được sinh ra, xúc giác của bé đã được kích thích. Những hành động bản năng như mút tay, mút chân, chạm vào các bộ phận trên cơ thể là để chuẩn bị cho việc bú mẹ. Vì vậy, nếu đeo bao tay, vô tình làm bản năng của trẻ bị ngăn cản.
Tốt nhất mẹ hãy để tay chân bé tiếp xúc với da mẹ và những đồ vật khác trực tiếp. Nếu mẹ lo lắng việc đeo bao tay sẽ khiến trẻ cào cấu mặt thì mẹ hãy cẩn thận bấm móng tay cho bé. Mà kể cả khi bé có cào cấu vào mặt thì các mẹ cũng không nên lo lắng vì những vết cào này sẽ mau chóng lành. Hơn nữa, nhờ vậy mà trẻ sẽ dần học được cách điều khiển đôi tay của mình để không cào trúng mặt nữa.
Vì vậy, hãy để bé thoải mái, tránh xa cái bao tay, bao chân, cho trẻ khám phá xung quanh và phát triển xúc giác một cách tốt nhất.
Không ít các trường hợp bé gặp phải các tổn thương nghiêm trọng vì đeo bao tay, bao chân. Trên thực tế, có bé đã phải tháo cả phần ngón tay bị hỏng do ngón tay bị hoại tử. Nguyên nhân là vì khi đeo bao tay, sợi chỉ thít chặt ngón tay bé mà mẹ không biết. Có trường hợp khác, ngón tay bé bị tụ máu, tím bầm cũng vì chỉ của bao tay quấn chặt.
Nếu trời lạnh và trẻ chưa được một tháng tuổi, mẹ cảm thấy cần thiết phải đeo bao tay cho con thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra xem có chỉ thừa trong bao tay không vì nhiều chỉ thừa có thể cuốn vào ngón tay, gây hoại tử ngón tay của bé.
- Không nên đeo bao tay liên tục vì làm cản trở đến sự phát triển các kỹ năng cầm nắm và kích thích xúc giác của bé.
- Nên sử dụng loại bao tay mềm mịn. Loại vải tốt nhất là vải cotton mềm, thông thoáng để trẻ không bị vã mồ hôi ở tay, chân.
- Không để con cho bao tay vào miệng.
Trên đây là những thông tin khoa học trả lời cho băn khoăn của các mẹ có nên đeo bao tay cho trẻ sơ sinh cũng như những lưu ý khi đeo bao tay cho bé. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ lựa chọn được cách thức chăm con tốt nhất, giúp con phát triển các kỹ năng một cách toàn diện.