Bà bầu ăn rau đắng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Bà bầu ăn rau đắng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?
Công dụng nổi bật của rau đắng là thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu ăn rau đắng được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Rau đắng là gì?

Trong nghiên cứu khoa học, rau đắng có tên là Bacopa monnieri. Đây là một thảo dược lâu đời, được sử dụng như một thành phần chính trong các bài thuốc Ayuvedic của người Ấn Độ cũng như y học cổ xưa trên thế giới.

Ở nước ta, có hai loại rau đắng là rau đắng đất và rau đắng biển, hai loại cho công dụng như nhau.

Từ xa xưa, rau đắng được biết đến với công dụng tăng cường trí nhớ, chống rối loạn nhận thức, giảm stress, chống viêm, chống ôxi hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng tiêu hóa...

Vậy phụ nữ có nên ăn rau đắng khi mang thai hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

bà bầu ăn rau đắng được không

Có nên ăn rau đắng khi mang thai không? (Ảnh: Internet)

2. Có nên ăn rau đắng khi mang thai hay không?

Rau đắng giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể, tuy nhiên với phụ nữ, không nên ăn rau đắng khi mang thai.

Bác sĩ Đinh Công Bảy, Tổng thư ký hội Dược liệu TP.HCM cho biết, một số rau quả có vị đắng như mướp đắng, rau má, ngải cứu, rau đắng... có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt đối với nhiều trường hợp cần giải nhiệt và giải độc, tuy nhiên với những người có thể trạng hàn nên hạn chế sử dụng. 

"Mặc dù những rau quả có vị đắng vừa kể rất tốt cho một số bệnh nhưng vì chúng có tính lạnh nên những người có thể trạng hàn, da thịt mát, hay bị lạnh bụng, thường đi tiêu lỏng nên hạn chế dùng khổ qua, rau má, rau đắng… trong khẩu phần ăn hàng ngày", bác sĩ Lương Công Bảy nói thêm.

ThS.BS Đào Thị Yến Phi, trưởng bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM chia sẻ thêm: "Những phụ nữ mang thai nên cẩn trọng với việc bổ sung các rau quả có chất đắng. Vì chất charatin trong loại thực phẩm này tuy có tác dụng hạ đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường nhưng lại có nguy cơ làm thai phụ dễ bị sẩy thai, xuất huyết và co thắt tử cung".

3. Ngoài rau đắng, bà bầu không nên ăn rau gì khác?

Bên cạnh rau đắng, bà bầu cũng không nên ăn những loại rau dưới đây bởi chúng có khả năng gây co thắt tử cung, động thai, sinh non hoặc sảy thai:

3.1.  Ngải cứu 

Ngải cứu có tác dụng giảm đau thắt bụng, tăng cường lưu thông máu, giúp an thai đối với phụ nữ động thai hoặc sảy thai liên tiếp. 

Tuy nhiên trong nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ không nên ăn ngải cứu vì có thể gia tăng chảy máu trong, sảy thai hoặc thai lưu.

Bà bầu ăn rau đắng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? - Ảnh 3.

Bà bầu trong ba tháng đầu thai kỳ không nên ăn ngải cứu vì có thể gia tăng chảy máu trong, sảy thai hoặc thai lưu. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Bà bầu ăn rau diếp cá được không? 

Mẹ bầu nên ăn trái cây gì? Vào thời gian nào?

3.2. Rau ngót

Trong rau ngót có chứa chất papaverin, có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai. Đối với, những người có tiền sử sinh non lại càng không được ăn rau ngót.

bà bầu ăn rau đắng được không

Trong rau ngót có chứa chất papaverin, có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung dẫn đến sảy thai. (Ảnh: Internet)

3.3. Rau chùm ngây

Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, là hoạt chất chống mang thai, chất này có thể làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu không nên ăn chùm ngây, nhất là ba tháng đầu thai kỳ.

Bà bầu ăn rau đắng được không? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? - Ảnh 5.

Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, là hoạt chất chống mang thai, chất này có thể làm co cơ trơn tử cung và dẫn đến sảy thai. (Ảnh: Internet)

3.4. Rau răm

Ăn quá nhiều rau răm dẫn đến tình trạng thiếu máu thai kỳ, rất nguy hiểm đến sự phát triển của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu ăn rau răm có thể bị co thắt tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. 

Do đó để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bà bầu không nên ăn rau răm, nhất là trong ba tháng đầu của quá trình mang thai.

bà bầu ăn rau đắng được không

Ăn quá nhiều rau răm dẫn đến tình trạng thiếu máu thai kỳ, rất nguy hiểm đến sự phát triển của mẹ và thai nhi.

3.5. Rau sam

Rau sam giải nhiệt cho cơ thể rất tốt, tuy nhiên nó còn có khả năng kích thích co bóp mạnh tử cung dẫn đến động thai, sảy thai hoặc sinh non, do đó bà bầu không nên ăn.

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho sản phụ và em bé, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn rau đắng khi mang thai. Ngoài rau đắng thì rau sam, rau ngải cứu, rau ngót, rau răm, rau chùm ngây cũng phải cân nhắc trước khi sử dụng cho bà bầu.

Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh! 

Tác giả: Yến Anh