Viêm gan B do một loại siêu vi tên là HBV gây ra. Viêm gan B có thể không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng dù đã ở giai đoạn nặng. Mỗi loại viêm gan B sẽ có những đặc điểm và bệnh trạng và cách điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem có mấy loại viêm gan B và đặc điểm mỗi loại ra sao.
Viêm gan B cấp thường đi kèm triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, da vàng, mắt vàng, nước tiểu đậm màu. Nếu xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng cao. Ở trẻ dưới 10 tuổi, bệnh không biểu hiện lâm sàng quá nhiều mà chỉ thi thoảng có tiểu sậm màu và sức ăn kém.
Khả năng điều trị được phụ thuộc vào độ tuổi. Ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là dưới 1 tuổi, có tới 90% trường hợp virus viêm gan B sẽ âm thầm tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài dẫn đến viêm gan B mãn. Còn với độ tuổi lớn hơn 10, đặc biệt là trên 18 tuổi thì 90% sẽ phục hồi hoàn toàn.
Có mấy loại viêm gan B (Ảnh: Internet)
Đối tượng mắc viêm gan B thể mãn nhưng chỉ dưới dạng mầm bệnh chủ yếu là trẻ em và người dưới 30 tuổi. Thường thì những người này chỉ tình cờ phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe, hiến máu, khám thai… Ở thể bệnh này, virus HBV trong cơ thể người bệnh sinh sản rất nhanh trong gan và máu nhưng hầu như không tấn công vào gan khiến gan chưa bị hư hại.
Ở thể bệnh này virus viêm gan B sẽ nằm yên, sinh sản không nhiều khiến cho lượng virus trong máu thấp hoặc âm tính. Do virus chưa tấn công gan nên men gan và chức năng gan vẫn còn tốt. Thể viêm gan B này xuất hiện nhờ điều trị kịp thời hoặc do sức đề kháng cơ thể còn tốt, còn chống chịu được bệnh.
Thể bệnh này thường xuất hiện ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Người bệnh hay mệt mỏi, đau ở vùng gan, ngứa, da sạm, ăn kém, nổi mẩn đổ ở ngực, lưng. Nguy hiểm hơn là ở một số bệnh nhân, bệnh không hề biểu hiện ra bên ngoài. Virus sinh sản ở mức độ từ vừa phải đến nhiều và bắt đầu tấn công gan, làm gan to ra, men gan tăng, chức năng gan suy giảm.
Khi đã nắm rõ có mấy loại viêm gan B và nếu phát hiện ra mình mắc viêm gan B thể mãn thì người bệnh nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa – gan mật để được làm xét nghiệm xác định được thể bệnh. Tùy vão mỗi thể bệnh, bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Việc người bệnh cần làm là phối hợp với bác sĩ để nhanh chóng hồi phục.
Dù có mấy loại viêm gan B hay thể viêm gan của mình là gì, bệnh nhân cũng nên thực hiện các điều sau trong thói quen sinh hoạt của mình để đảm bảm việc điều trị có hiệu quả:
- Không dùng rượu bia, đồ uống có cồn
- Giảm lượng thức ăn giàu sắt như thịt bò, lòng đỏ trứng, rau màu xanh đậm để tránh ứ động sắt trong gan
- Uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, E và selenium.