Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là căn bệnh thường gặp vùng đầu - cổ và cũng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12%. Trong đó, 70% người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn khiến cơ hội kéo dài sống giảm đáng kể.
Ung thư vòm họng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi triệu chứng âm thầm nhưng tiến triển nhanh chóng và thường phát hiện ở giai đoạn muộn. Hiện nay rất nhiều người không nắm rõ được những triệu chứng của bệnh và vô tình bỏ qua cơ hội phát hiện và điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu.
Về vấn đề khàn tiếng có phải là dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng không, theo các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khàn tiếng như cảm lạnh, dị vật, dậy thì…tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài quá lâu thì mọi người cần phải nghĩ đến nguy cơ bệnh tật. Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của ung thư vòm họng đó là hiện tượng khàn tiếng kéo dài.
Bác sỹ khuyến cáo nếu hiện tượng khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần thì cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên nhân là do theo thống kê các tế bào ung thư đa số đều phát sinh và kết thúc tại dây thanh nên hoạt động nói sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Điểm khác biệt của ung thư vòm họng và các bệnh lý thông thường khác là các triệu chứng ung thư vòm họng thường ở cùng bên, tăng dần. Người bệnh tự ý mua thuốc, uống một thời gian sẽ vẫn không thấy đỡ, triệu chứng này sẽ tiếp tục tái phát.
Ngoài dấu hiệu kể trên thì ung thư vòm họng giai đoạn đầu cũng có những biểu hiện khác như là:
- Đau đầu: Người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu âm ỉ và cuộn lên từng cơn.
- Ù tai: Khi bị ung thư vòm họng xâm lấn, người bệnh thường xuyên bị ù một bên, người bệnh có cảm giác trầm như tiếng ve kêu bên trong tai.
- Ngạt mũi: Dấu hiệu này xuất hiện dần, ban đầu người bệnh sẽ bị ngạt một bên mũi, ngạt từng lúc và kèm theo triệu chứng chảy máu mũi.
- Các triệu chứng khác: nổi hạch góc hàm, giảm cân không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, chán ăn…
Khàn tiếng lâu ngày là dấu hiệu của ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định xem bệnh nhân nên điều trị theo phương pháp nào. Hiện nay, trong quá trình điều trị ung thư vòm họng thì thường có các phương pháp sau:
- Xạ trị: là phương thức điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu chủ yếu dành cho bệnh nhân khi bệnh ở giai đoạn tại chỗ, tại vùng.
- Hóa trị: điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u
- Phẫu thuật: do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh.
Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm họng thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.
Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu của bệnh chuyển sang di căn xa, điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Người bị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh và sống được rất lâu sau đó, vì thế việc phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.