Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục là gì?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục là gì?
Hen suyễn do tập thể dục là tình trạng đường thở bị hẹp sau khi tập luyện cường độ cao. Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục được cho là liên quan đến hiện tượng mất nước và thay đổi nhiệt trong khi tập.

1. Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục

Trong quá trình thở bình thường , không khí chúng ta hít vào đầu tiên được làm ấm và làm ẩm bằng đường mũi. Việc thở gấp, thở nhanh trong khi tập luyện cường độ cao khiến cho không khí chưa kịp được làm ấm và ẩm đã đi vào phế quản. 

Mặt khác, mọi người có xu hướng thở bằng miệng khi họ tập thể dục, nên họ cũng đang hít không khí lạnh hơn và khô hơn. Không khí lạnh và khô sẽ gây ra mất nước và hiệu ứng nhiệt, là cơ chế của hen suyễn do tập thể dục.

1.1. Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục theo giả thuyết thẩm thấu

Khi tập luyện, chúng ta cần nhiều oxy hơn, thở nhanh hơn, khiến đường thở phải điều hòa khối lượng lớn không khí khô và lạnh. Sự bốc hơi làm mất nước trong quá trình điều hòa không khí dẫn đến sự co của cơ trơn phế quản. 

Ảnh 2.

Cơn hen có thể tới khi tập thể dục do đường thở bị co hẹp (Ảnh: Internet)

Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục này cho rằng sự gia tăng thẩm thấu, gây ra do hậu quả của bay hơi mất nước, cung cấp một môi trường thuận lợi cho việc sản sinh các chất trung gian khiến đường thở bị hẹp. Tác động thu hẹp của cơ trơn sẽ được khuếch đại khi có phù nề đường thở.

Ngoài ra, mất nước niêm mạc còn gây ra sự gia tăng lưu lượng máu phế quản trong khi tập thể dục, cũng là nguyên nhân khiến đường thở bị hẹp, dẫn đến các triệu chứng hen suyễn.

1.2. Cơ chế của hen suyễn do tập thể dục theo giả thuyết nhiệt

Vì hít phải nhiều không khí lạnh nên xảy ra hiện tượng mất nhiệt nhanh chóng của đường hô hấp. Hiệu ứng nhiệt này gây ra tình trạng tăng phản ứng của vi mạch phế quản và phù nề của thành khí quản. Việc thu hẹp đường thở là hậu quả trực tiếp của sự thay đổi mạch máu này. 

Ngoài việc không khí lạnh làm mất nhiệt đường thở, thì sự mất nước do thẩm thấu cũng là nguyên nhân gây mất nhiệt. Như vậy có thể nói rằng, cơ chế của hen suyễn do tập thể dục là sự kết hợp của việc mất nhiệt và mất nước. 

Từ 2 giả thuyết trên, có thể hiểu rằng, cơ chế của hen suyễn do tập thể dục là do sự tăng thể tích không khí cần xử lý dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm gây ra hiện tượng co thắt phế quản. Giảm nhiệt đường thở còn gây ra co thắt mạch máu phế quản, sau đó  dãn bù gây phù nề, tắc nghẽn đường thở. Sự thay đổi nhiệt độ và áp lực thẩm thấu sẽ giải phóng các trung gian hóa học gây viêm - một cơ chế bệnh sinh của hen phế quản đặc trưng.

2. Hướng dẫn cách thở đúng để ngăn ngừa hen suyễn do tập thể dục

Như đã thấy, cơ chế của hen suyễn do tập thể dục xảy ra do việc thở nhanh, thở bằng miệng, thở sai tạo điều kiện cho không khí khô và lạnh xâm nhập và phế quản, gây ra các triệu chứng hen suyễn. Do đó, nếu biết các thở đúng, bạn có thể ngăn chặn được các cơn hen:

2.1. Thở bằng mũi

Điều quan trọng nhất để ngăn ngừa cơ chế của hen suyễn do tập thể dục xảy ra  là thở bằng mũi vì điều này làm ấm, lọc và làm ẩm không khí đi vào phổi của bạn. Nó cũng giúp điều chỉnh hơi thở của bạn.

Ảnh 3.

Vệ sinh mũi sạch sẽ cải thiện tình trạng hen suyễn (Ảnh: Internet)

Nếu bạn bị nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc các bệnh lý khác, trước tiên hãy gặp bác sĩ để điều trị mũi. Kiểm soát dị ứng và làm sạch mũi có thể giúp cải thiện bệnh hen cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

2.2. Sử dụng cơ hoành của bạn để thở

Cơ hoành là một cơ lớn ngăn cách phổi với bụng. Cơ hoành có thể hoạt động liên tục không mệt mỏi. Một số người thở bằng cơ ngực thay vì cơ hoành. Điều này có thể gây ra mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt là khi bạn tập thể dục. Bạn có thể tự kiểm tra xem mình có thở đúng qua cơ hoành hay không bằng cách:

- Ngồi thẳng và thư giãn vai.

- Đặt một tay lên ngực và tay kia úp lên bụng.

- Hít sâu bằng mũi và chú ý đến tay.

- Nếu bạn đang sử dụng cơ hoành để thở, bàn tay trên bụng sẽ di chuyển. Nếu bạn đang sử dụng cơ ngực để thở, bàn tay trên ngực sẽ di chuyển.

Nếu bạn là người đang thở bằng cơ ngực, hãy tập thở cơ hoành trong vài phút vài lần một ngày. Sớm thôi, việc thở bằng cơ hoành sẽ xảy ra tự động và vô thức.

2.3. Thở nhịp nhàng

Cũng giống như việc thở bằng mũi, thở nhịp nhàng, thở chậm có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa cơ chế của hen suyễn do tập thể dục xảy ra. Nó giúp cho không khí kịp thời được làm ấm và ẩm trước khi đi vào phổi và phế quản. 

Mặc dù việc thở nhịp nhàng khá là khó để thực hiện trong lúc đang tập luyện. Tuy nhiên, hãy tập trung vào hơi thở cố gắng nhắm đến nhịp điệu khoảng 10-14 nhịp thở mỗi phút.

Nguồn tham khảo: https://www.jacionline.org/article/S0091-6749(00)84785-5/fulltext


Tác giả: Mai Nhung