Chuyên gia nói gì về việc phụ nữ gặp tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 "mạnh mẽ" hơn nam giới?

Chuyên gia nói gì về việc phụ nữ gặp tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 "mạnh mẽ" hơn nam giới?
Việc tiêm ngừa COVID-19 có thể gây ra các tác dụng phụ. Gần đây, các dữ liệu cho thấy nhiều phụ nữ gặp phải tác dụng phụ sau tiêm vaccine hơn so với nam giới.

Một nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) công bố hồi cuối tháng 2 cho thấy các dữ liệu từ tháng đầu tiên tiêm ngừa COVID-19 tại Mỹ và phát hiện ra có sự phân chia về giới tính rõ ràng liên quan tới các tác dụng phụ sau tiêm.

Số người báo cáo gặp phải tác dụng phụ là 6.944 người, trong đó có tới 79,1% là phụ nữ. Và, điều đáng nói là chỉ 61,2% những người đã tiêm là phụ nữ.

Điều này không chỉ xảy ra trong một báo cáo được cung cấp. Từ một nghiên cứu khác công bố trên JAMA vào tháng 2 cho thấy có tất cả 19 người đã trải qua phản ứng sốc phản vệ (một dị ứng tiêm ngừa COVID-19 nghiêm trọng) sau khi tiêm vaccine Moderna đều là nữ giới. 44 người trong số 47 người gặp tác dụng phụ sau tiêm vaccine Pfizer-BioNTech cũng báo cáo như vậy.

Chuyên gia nói gì về việc phụ nữ gặp tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 "mạnh mẽ" hơn nam giới? - Ảnh 2.

Báo cáo từ CDC cho thấy tỷ lệ nữ giới gặp tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 cao hơn so với nam giới (Ảnh: Internet)

1. Đầu tiên, cần hiểu rằng các tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra

Mạc dù bạn có thể tiêm ngừa COVID-19 và không gặp phải tác dụng phụ như đã liệt kê, thì bạn vẫn có khả năng gặp phải một điều gì đó. Nếu như bạn gặp tác dụng phụ, đừng lo lắng. CDC cho biết, tác dụng phụ là một dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang tiến hành sinh ra khả năng đáp ứng miễn dịch để chống lại virus khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm ngừa COVID-19 bao gồm:

- Bị đau ở cánh tay (Cánh tay COVID)

- Bị đỏ xung quanh vùng tiêm chủng

- Sưng đau vùng tiêm

- Mệt mỏi

- Đau đầu, đau cơ

- Xuất hiện cảm giác ớn lạnh

- Buồn nôn

- Sốt.

CDC cung cấp một báo cáo cho thấy, những triệu chứng sau tiêm ngừa COVID-19 phổ biến nhất bao gồm đau đầu (22,4%), mệt mỏi (16,5%) và chóng mặt (16,5%).

2. Vậy tại sao phụ nữ báo cáo gặp phải các tác dụng phụ "mạnh mẽ" hơn so với nam giới?

Thật khó để có thể khẳng định chắc chắn vào thời điểm này. Mặc dù các nghiên cứu cũng đưa ra các số liệu liên quan tới tỷ lệ nữ giới gặp nhiều tác dụng phụ do tiêm vaccine ngừa COVID-19 hơn. Nhưng tới nay vẫn chưa đủ cơ sở để có thể giải thích chắn chắn.

Chuyên gia nói gì về việc phụ nữ gặp tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 "mạnh mẽ" hơn nam giới? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, chưa có đủ dữ liệu để công bố chắc chắn về việc nữ giới gặp phản ứng sau tiêm mạnh mẽ hơn nam giới (Ảnh: Internet)

Tiến sĩ, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Amesh A.Adalja tại Johns Hopkins phỏng vấn với Health cho biết: "Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã có đủ dữ liệu để có thể đưa ra bất kì một kết luận chắc chắn nào về lý do tại sao điều này có thể xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới". Và, hoàn toàn có khả năng là phụ nữ báo cáo nhiều hơn nam giới thì sao?

Tuy nhiên, trong khi giả thiết mà Tiến sĩ Amesh nói có thể xảy ra thì đây không phải là khả năng duy nhất.

GS.TS William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Vanderbilt nói: "Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh tự miễn cao hơn nam giới", và có vẻ như "do hệ thống miễn dịch ở phụ nữ đã xảy ra phản ứng mạnh hơn". Ông nói thêm, "Lý do chính xác cho vấn đề này vẫn chưa rõ ràng. Cũng có thể là do sự khác biệt về nội tiết tố. Khi Estrogen có thể làm rối loạn hệ thống miễn dịch thì testosterone dường như nhẹ nhàng hơn".

GS.TS Schaffner nói: "Có một sự khác biệt thực sự giữa các phản ứng miễn dịch giữa nam và nữ. Và các nhà khoa học cần nghiên cứu kĩ lưỡng hơn".

Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ, Tiến sĩ Jenifer Wider phỏng vấn với Health: "Các thử nghiệm lâm sàng thường không tính đến những sự khác biệt này và liều lượng vaccine có thể cao hơn so đặc điểm giới".

Chúng ta cũng cần xem xét tới một dữ liệu tương tự cũng được báo cáo đối với vaccine phòng cúm. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2013, đối với vaccine H1N1 và cho thấy, phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 59 có tỷ lệ bị tác dụng phụ cao hơn so với nam giới mặc dù tỷ lệ nam giới tiêm vaccine cúm cao hơn so với nữ (lưu ý, tỷ lệ là bằng nhau ở các nhóm tuổi khác). Tìm hiểu thêm Những thông tin về vaccine tiêm phòng cúm.

Chuyên gia nói gì về việc phụ nữ gặp tác dụng phụ sau tiêm ngừa COVID-19 "mạnh mẽ" hơn nam giới? - Ảnh 4.

Đã có những báo cáo tương tự về vaccine phòng cúm (Ảnh: Internet)

Và một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng đã phân tích các trường hợp bị sốc phản vệ sau khi tiêm chủng từ năm 1990 và 2016 cho thấy phụ nữ chiếm 80% tổng số bị sốc phản vệ với vaccine ở người trưởng thành.

Nhìn chung, mối liên kết này cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn để có thể giải thích chắn chắn. Mặc dù không phải là một vấn đề mới mẻ khi đã có những nghiên cứu tiền đề trước đó. Nhìn chung, "Phụ nữ nên chuẩn bị tâm lý cho tác dụng phụ này" - Tiến sĩ Rajeev Fernando - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm chuyên làm việc tại các bệnh viện dã chiến trên thế giới khuyến nghị.

Nguồn dịch: https://www.health.com/condition/infectious-diseases/coronavirus/covid-vaccine-side-effects-women


Tác giả: Kim Phụng