Ngoài việc chọn mua thực phẩm đóng hộp cần nhìn vào hạn sử dụng, hình dáng sản phẩm thì bà nội trợ cần tìm hiểu những loại thực phẩm phù hợp với thể trạng các thành viên trong gia đình hay môi trường của thực phẩm đóng hộp giàu hay ít axit để có phương thức sử dụng phù hợp.
- Quy trình thanh trùng và chất bảo quản thực phẩm
Theo PGS-TS Phạm Công Thành, Trưởng Bộ môn Công nghệ thực phẩm và Công nghệ cho biết, thực phẩm đóng hộp được biết là một sản phẩm giúp an toàn về vệ sinh thực phẩm. Nhất là sản phẩm được đóng theo quy trình thanh trùng nghiêm ngặt sẽ không cần phải sử dụng thêm chất bảo quản mà vẫn có thể để được khá lâu, từ 6 tháng cho tới 1 năm.
Mặt khác, nếu như nhà sản xuất lựa chọn cho chất bảo quản vào thực phẩm đóng hộp thì lại không cần thiết phải trải qua quy trình thanh trùng nữa.
Đối với trẻ em thì khi chọn mua nên mua đồ hộp trải qua quy trình thanh trùng, không nên mua đồ hộp có sử dụng chất bảo quản.
- Độ mặn trong thực phẩm đóng hộp
Nhiều người khi chọn mua thực phẩm đóng hộp cho rằng độ mặn trong đồ hộp có liên quan tới việc giúp bảo quản thực phẩm được lâu hơn, thời gian sử dụng sẽ dài hơn thông thường. Tuy nhiên, ông Thành cho biết, độ mặn-nhạt sẽ được nhà nghiên cứu sản phẩm áp dụng cho từng vùng miền khác nhau; tùy theo khẩu vị đặc trưng của vùng miền đó.
Đọc thêm:
- Những thực phẩm nào không nên ăn cùng tôm?
- Điểm danh 5 loại rau thơm bà bầu không nên ăn?
Do vậy mà khi chọn mua thực phẩm đóng hộp cũng cần lưu ý tới những đặc điểm này để mua sao cho phù hợp.
- Chọn mua thực phẩm đóng hộp phù hợp cho từng đối tượng
Những người bị mắc những bệnh mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu, bị huyết áp cao hay béo phì, tiểu đường,... nên hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp do chúng thường có lượng chất béo cao.
- Ăn bao nhiêu thì đủ?
Bên cạnh đó, với người thể trạng bình thường cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, chỉ nên ăn nhiều nhất là 2 - 3 bữa trong một tuần.
- Hạn sử dụng còn dài
Khi chọn mua thực phẩm đóng hộp, tốt nhất bạn nên chọn những sản phẩm có hạn sử dụng vẫn còn dài. Mục đích là để hàm lượng sắt hay thiếc từ vỏ của đồ hộp bị ngấm vào trong thực phẩm. Các nhà khoa học cho biết, tốt nhất nên giữ hàm lượng chất hóa học trong sản phẩm không vượt mứa 200mg/1kg là an toàn.
Ngoài ra, đối với những sản phẩm đã sử dụng nhưng chưa hết mà quá hạn dùng thì nên bỏ đi. Nguyên nhân là do khi đã mở nắp hộp, không khí và vi sinh vật có thể đã xâm nhập vào gây ngộ độc nếu tiếp tục ăn. Các chuyên gia khuyên rằng, nên bảo quản thực phẩm đóng hộp trong tủ lạnh để đảm bảo vệ sinh.
Hình dáng của đồ hộp
- Nên:
+ Chọn mua thực phẩm đóng hộp có vỏ ngoài sáng bóng, hộp đựng không bị gỉ sét, không có dấu hiệu phồng rộp hay bị móp lại.
+ Khi mở hộp ra cần quan sát xem lớp véc ni có còn nguyên không, có bị hoen ố hay không, ngửi xem có mùi của kim loại không, nhất là mùi của H2S (sunfua hydro) hoặc NH3 (amoniac).
- Không nên:
Không nên mua những sản phẩm đóng hộp có hình sáng méo mó. Bạn có thể kiểm tra bằng các cách như ấn nhẹ vào phần nắp hộp bị lồi. Nếu như:
+ Nắp dễ dàng trở lại trạng thái bình thường thì đây là trạng thái phồng lý
+ Nắp hộp không trở lại trạng thái ban đầu, đặc biệt khi để ở nhiệt độ phòng từ 5 - 7 ngày không có những thay đổi rõ rệt thì đây là trạng thái phồng hoá; ăn vào sẽ rất dễ bị ngộ độc.
+ Nắp hộp không trở lại trạng thái ban đầu, đặc biệt khi để ở nhiệt độ phòng từ 5 - 7 ngày hộp càng phồng to rõ hơn thì đây là trạng thái phồng do vi sinh vật; nguy cơ ngộ độc cao, rất nguy hiểm.
Thông tin sản phẩm
Quan sát trên hộp có in đầy đủ các thông tin sau không: tên sản phẩm, trọng lượng, các thành phần chính và tên những chất phụ gia thực phẩm được cho thêm vào trong đồ hộp, địa chỉ sản xuất, nơi sản xuất, các hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, hạn sử dụng, số đăng kí chất lượng sản phẩm và thời gian bảo hành.