Nhiều người cho rằng, việc test dị ứng trước khi tiêm vắc xin phòng covid-19 giúp hạn chế và biết được những phản ứng sức khỏe có thể gặp sau khi tiêm, tuy nhiên theo ý kiến chuyên gia, test dị ứng trước khi tiêm vắc xin không có giá trị.
Không có giá trị khi test dị ứng trước khi tiêm vắc xin Covid-19
Trong báo cáo của Bộ Y tế Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội tiêm chủng Mỹ và nhiều cơ quan y tế trên thế giới đều không khuyến cáo test dị nguyên với tiêm vắc xin, kể cả vắc xin Covid-19. Điều này là không cần thiết, bởi trong vắc xin nhiều thành phần khác nhau, việc test dị ứng không có ý nghĩa để khẳng định bạn có dị ứng vắc xin hay không.
Còn theo TS. Nguyễn Huy Luân - Trưởng đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng: “Những người có cơ địa dị ứng không chống chỉ định tiêm vắc xin Covid9-19”.
Đọc thêm:
Nguyên nhân khiến liều vắc xin Covid-19 thứ 2 gây phản ứng phụ mạnh hơn liều đầu tiên?
Tiêm một mũi vắc xin Covid 19 có tác dụng không? Tại sao cần mũi tiêm thứ 2?
TS. Luân nói thêm rằng nhiều bệnh nhân của ông bị dị ứng thuôc Paracetamol dạng viên con nhộng, nhưng khi uống viên nén hay viên sủi thì không sao, lý giải là bệnh nhân dị ứng với vỏ con nhộng chứ không phải dị ứng với thuốc Paracetamol.
Dẫn chứng thêm cho điều này, TS. Luân giải thích cũng giống như chúng ta bị dị ứng với mỹ phẩm là dị ứng với 1 thành phần trong đó chứ không phải tất cả. Do đó, trong vắc xin ngừa Covid-19 cũng có nhiều thành phần, vì vậy, việc test dị ứng không có giá trị và việc test trước tiêm chủng là điều hoàn toàn không cần thiết.
Do đó, trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19, người dị ứng cần khai báo tiểu sử của mình và các bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ cần thêm các thông tin như mức độ dị ứng, loại dị nguyên, điều trị dị ứng thế nào … từ người định tiêm chủng.
Theo GS. Nguyễn Văn Kính - Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, vắc xin ngừa Covid-19 giống như thuốc, và thực phẩm, đều có tỉ lệ cơ thể gặp phản ứng nhưng vô cùng hiếm gặp.
Đối với những người có tiền sử dị ứng cấp độ 1 hoàn toàn có chỉ định tiêm tại cộng đồng và theo dõi tại chỗ. Còn đối với người từng sốc phản vệ độ 2 nên tiêm trong cơ sở y tế và có hỗ trợ cấp cứu khi cần thiết.
Đối với bác sĩ Trần Nam Trung đang công tác tại bệnh viện Hoa Kỳ cho rằng cơ đại, tiền sử dị ứng với thực phẩm, thời tiết, kháng sinh… không phải là lý do để hoãn tiêm chủng hoặc không tiêm vắc xin ngừa Covid-19 với 4 lý do sau:
Thứ nhất là vắc xin ngừa Covid-19 là một loại thuốc, tương tự như bất kỳ loại thuốc và vaccine nào khác, sau khi tiêm đều có thể gặp một số phản ứng, mức độ tùy vào cơ địa mỗi người. Đây là điều hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu của các nhà khoa học.
Thứ hai là không có bằng chứng cho thấy người có cơ địa dị ứng tăng nguy cơ dị ứng với vắc xin ngừa Covid-19. Điều này dễ hiểu khi ta thấy số lượng người có cơ địa di ứng là rất lớn và tỷ lệ dị ứng với vắc xin ngừa Covid-19 rất nhỏ - 20/1 triệu mũi tiêm trở xuống.
Thứ ba là không rõ giá trị chẩn đoán của các test dị ứng này: test dị ứng dương tính hay âm tính không dự đoán được nguy cơ sẽ bị dị ứng hay không dị ứng với vắc xin.
Thứ tư là không rõ mức độ an toàn của các test dị ứng này: quá ít số liệu để đánh giá mức an toàn của các test lẩy da dùng vắc xin Covid-19 hoặc thành phần vắc xin để thử.
Chính vì vậy, tất cả các hiệp hội chính thống có uy tín về miễn dịch dị ứng lâm sàng trên thế giới đều không khuyến cáo test dị ứng với chính vắc xin ngừa Covid-19 hay với thành phần của vắc xin.
Theo quy định của Bộ Y tế, tất cả các trường hợp tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đều cần được theo dõi tại chỗ ít nhất 30 phút sau tiêm.
Những người có tiền sử dị ứng đều cần được theo dõi tại chỗ sau tiêm ít nhất 60 phút. Những trường hợp nghi ngờ dị ứng, cần khám chuyên khoa dị ứng để đánh giá nguy cơ trước khi chỉ định tiêm.
Chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân sau tiêm nghiêm ngặt trong vòng 4 tuần, kịp thời thông báo cho cán bộ tiêm chủng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán, xử trí kịp thời với những phản ứng nặng, nghiêm trọng.
Tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng.
Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vắc xin Covid-19 như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…
Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.
Tập thể dục nhẹ nhàng bằng các bài tập tiêu chuẩn sau khi tiêm phòng Covid-19. Ví dụ: nếu chỉ bị đau nhức cánh tay, thay vì tập toàn thân, bạn có thể tập trung vào các bài tập chân. Hoặc nếu cảm thấy hơi uể oải nhưng vẫn muốn vận động, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng.