Sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ việc hành khách sau khi đi máy bay, được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2, mới đây là trường hợp một hành khách Nhật Bản quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất nhiễm Covid-19, làm 73 hành khách đi cùng chuyến phải cách ly, khiến vấn đề đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng phương tiện này, trong mùa dịch, trở thành một vấn đề được nhiều người dân quan tâm.
Trên thực tế, để hạn chế tối đa rủi ro lây nhiễm virus SARS-CoV-2, các máy bay thương mại hoạt động, khi dịch đang hoành hành, luôn được khử trùng theo quy trình đặc biệt sau mỗi chuyến đi. Bên cạnh đó, hệ thống không khí trong cabin hành khách cũng được lọc và làm sạch định kì khoảng 3 phút một lần.
**Test nhanh: Cần làm gì khi tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm Covid-19?
Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn chưa thể coi là có hiệu quả tuyệt đối. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính mình khi di chuyển bằng máy bay, trong khoảng thời gian này, Quỹ độc giả cũng cần có biện pháp chủ động phòng ngừa.
“Máy bay là một không gian công cộng nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, nhất là khi mầm bệnh có thể sống trên bề mặt trong một khoảng thời gian dài” – Nhà dịch tễ học Aaron Milstone, Bệnh viện Johns Hopkins nhận định.
Dưới đây là một số mẹo cần nắm để chủ động bảo vệ bản thân trước virus SARS-CoV-2 khi đi máy bay
Theo GS Andrew Mehle, Đại học Wisconsin Madison, virus SARS-CoV-2 phát tán thông qua dịch cơ thể như nước bọt hoặc dịch nhầy. Trong không gian máy bay, nó có thể tồn tại trên các bề mặt trên như bàn ăn, màn hình cảm ứng, nắm cửa, khóa vòi nước lên đến 9 ngày. Vì vậy, việc dùng khăn ướt lau chùi, làm sạch khu vực ghế ngồi của mình trên máy bay, cũng như các vị trí có nguy cơ cao vừa đề cập, trước khi tiếp xúc là điều cần thiết.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, ngay sau khi làm sạch các bề mặt chúng ta cũng đồng thời phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn. Thời gian rửa tay cần ít nhất là 20 giây, một mẹo dễ nhớ là hãy nhẩm bài hát “Happy Birthday” đủ 2 lần là bạn đã rửa tay đạt chuẩn.
Virus SARS-CoV-2 có thể thâm nhập vào bên trong cơ thể và gây bệnh thông qua mắt, mũi hoặc miệng. Chính vì vậy, thói quen dùng tay chạm lên mặt sẽ vô tình làm tăng rủi ro nhiễm bệnh. “Chạm tay vào mặt sau khi tay đã chạm vào bề mặt, có chứa dịch cơ thể của một người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi sẽ vô tình giúp virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn” - GS Andrew Mehle cho biết.
Một nghiên cứu đến từ đại học Emory đã phát hiện ra rằng, trong mùa dịch cúm hoành hành (căn bệnh gây ra bởi loại virus cũng thuộc họ corona như SARS-CoV-2), chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay chính là chiếc ghế cạnh cửa sổ. Cụ thể, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã theo dõi toàn bộ hành khách và phi hành đoàn trên 10 chuyến bay có thời gian từ 3-5 tiếng và để ý thấy rằng, những người ngồi ở ghế cạnh cửa sổ có xác suất tiếp xúc với người có nguy cơ bị ốm thấp nhất.
“Hãy đặt một vé ngồi cạnh cửa sổ, cố gắng hạn chế di chuyển tối đa trong chuyến bay, cung cấp cơ thể đủ nước, nhớ để tay tránh xa khuôn mặt và đề cao việc đảm bảo vệ sinh của bàn tay” – GS Vicki Stover Hertzberg (Đại học Emory), tác giả của nghiên cứu khuyến nghị.
Cập nhật thêm về Cẩm nang phòng chống dịch Covid-19 nhanh nhất TẠI ĐÂY.