Chuyên gia gợi ý biện pháp đối phó với chất nhầy đường thở do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Chuyên gia gợi ý biện pháp đối phó với chất nhầy đường thở do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Tăng tiết chất nhầy đường thở rất nguy hiểm đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đối phó với chất nhầy đường thở do COPD không hề dễ dàng bởi chúng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và không thể điều trị dứt điểm.

Tham khảo một số phương án đối phó với chất nhầy đường thở do bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) dưới đây giúp người bệnh làm sạch phổi và kiểm soát triệu chứng khó thở dễ dàng hơn. Thấu hiểu nguyên nhân gây tăng tiết chất nhầy đường thở để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

1. Hiểu nguyên nhân gây tăng tiết chất nhầy đường thở để điều trị đúng cách

Chất nhầy đường thở được tạo thành bởi các tế bào có trong màng nhầy của cơ thể. Nó có nhiệm vụ "bẫy" các mảnh vụn, chất kích thích và vi khuẩn gây hại cho phổi. Dưới tác động của các cơn ho, chất nhầy chứa vi khuẩn được loại bỏ ra khỏi đường hô hấp.

Trong trường hợp tăng tiết chất nhầy đường hô hấp khiến phổi, cổ họng và các lông mao đường thở bị tổn thương gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Một số nguyên nhân dẫn đến tăng tiết chất nhờn là ô nhiễm môi trường, khói, bụi, dị ứng phấn hoa, mỹ phẩm...

Các loại bệnh như hen suyễn, phổi nhiễm virus, nhiễm trùng đường hô hấp, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Tình trạng tăng tiết chất nhầy xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân COPD. Đây là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng ho mãn tính và khó thở. Bệnh nhân COPD gặp rất nhiều khó khăn khi đối phó với chất nhầy đường thở. Dưới đây là một số phương án đối phó được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.

Phương án đối phó với chất nhầy đường thở do COPD từ chuyên gia - Ảnh 1.

Đối phó với chất nhầy đường thở do COPD - Ảnh: Internet

2. Các phương án đối phó với chất nhầy đường thở do COPD

Hiện nay phổi tắc nghẽn mãn tính được điều trị chủ yếu bằng thuốc giãn phế quả và liệu pháp Oxy. Đây là hai phương án đối phó với chất nhầy đường thở mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

2.1. Sử dụng thuốc

Thuốc giãn phế quản được sử dụng để đối phó với chất nhầy đường thở nhằm kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ thở hơn. Các loại thuốc có tác dụng long đờm, sạch phổi được sử dụng rộng rãi.

Thuốc không chỉ có tác dụng đẩy chất nhầy trong phổi ra khỏi đường hô hấp. Nó còn có tác dụng kháng viêm, tránh nhiễm trùng, đồng thời ngăn cản sự suy giảm chức năng phổi.

Thuốc long đờm có tác dụng thúc đẩy hoạt động của chất nhầy, thay đổi nồng độ nhớt của đờm và đẩy ra ngoài. Thuốc thúc đẩy hoạt động của chất nhầy được phân loại thành:

- Thuốc long đờm giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp như nước muối ưu trương và ete glycerol chữa lành vết thương.

- Thuốc điều tiết chất nhầy làm thay đổi bài tiết.

- Thuốc giảm phân giải chất nhầy làm giảm độ nhớt của đờm.

- Các tác nhân tạo niêm mạc như thuốc giãn phế quản, dầu myrtle và ambroxol.

Nước muối ưu trương đối phó với chất nhầy đường thở hiệu quả. Sử dụng nước muối ưu trương cho bệnh nhân bị Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) giúp làm sạch đờm, tăng tốc độ thảy chất nhầy, cải thiện đường hô hấp và chức năng của phổi. Việc điều trị bằng nước muối ưu trương cần được thực hiện theo chỉ dẫn của chuyên gia với phác đồ điều trị cụ thể.

Chất điều tiết đờm nhầy làm giảm đáng kể tần suất các đợt cấp COPD. Đồng thời nó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy chất điều tiết đờm nhầy làm giảm đáng kể tần suất các đợt cấp ho, khó thở ở bệnh nhân Phổi tắc nghẽn mãn tính.

Phương án đối phó với chất nhầy đường thở do COPD từ chuyên gia - Ảnh 2.

Thuốc đối phó với chất nhầy đường thở do COPD - Ảnh: Internet

Thuốc phân giải chất nhầy có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, kháng viêm hiệu quả. Thuốc kháng sinh nhóm Macrolide làm sạch đờm, giảm tần suất các đợt cấp ở bệnh nhân COPD. Đồng thời cải thiện chức năng phổi, đáp ứng nhu cầu hô hấp của bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính.

Chất chống oxy hóa N-acetylcysteine có tác dụng làm giảm độ nhớt của đờm, thúc đẩy quá trình thải chất nhầy. Erdosteine cũng là một loại thuốc tiêu đờm, cải thiện chức năng phổi được khuyến cáo sử dụng cho người bệnh COPD.

Ngoài ra một số loại thuốc khác được sử dụng để đối phó với chất nhầy đường thở như Ambroxol, thuốc giãn phế quản làm giảm tiết chất nhầy ở phổi, thúc đẩy quá trình thải đờm, giảm triệu chứng tắc nghẽn đường thở như thiếu oxy, khó thở,...

2.2. Liệu pháp Oxy

Đây là cách đối phó với chất nhầy đường thở do suy hô hấp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây thiếu Oxy, bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp.

Người bệnh COPD thường xuyên xuất hiện triệu chứng khó thở, tắc nghẽn đường thở do chất nhầy, viêm phế quản. Điều này làm giảm lượng oxy cần thiết cho cơ thể, dẫn đến thiếu oxy nghiêm trọng.

Liệu pháp oxy cần được sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hô hấp. Chỉ sử dụng lưu lượng oxy tối thiểu để đạt hiệu quả mong muốn. Tránh sử dụng oxy quá liều gây ngộ độc.

Đồng thời khi sử dụng liệu pháp này cần phòng tránh nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Đảm bảo vô khuẩn dụng cụ sau mỗi lần thở. Ngoài ra cần phòng tránh khô đường hô hấp và phòng chống cháy nổ.

Phương án đối phó với chất nhầy đường thở do COPD từ chuyên gia - Ảnh 3.

Liệu pháp Oxy đối phó với chất nhầy đường thở do COPD - Ảnh: Internet

2.3. Một số liệu pháp khác

Bên cạnh các phương pháp đối phó với chất nhầy đường thở trên bạn cần lưu ý những điều sau:

- Cai thuốc lá và tránh xa khói thuốc, bụi, không khí ô nhiễm...Các thành phần độc hại trong khói thuốc, không khí kích thích chuyển sản tế bào biểu mô trong đường thở, gây tăng tiết chất nhầy. Ngừng hút thuốc sẽ cắt đứt sự tăng tiết chất nhầy đường thở tại nguồn gốc.

- Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập thở và ho có kiểm soát cho người bệnh COPD giúp làm sạch phổi, loại bỏ chất nhầy hữu hiệu.

Trên đây là một số phương pháp đối phó với chất nhầy đường thở do COPD được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5796802/


Tác giả: HT