Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?
Người mắc bệnh tiểu đường hoặc người có thói quen uống đồ uống ngọt đều thắc mắc liệu uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Thực tế, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết rằng với mức đường được khuyến nghị khi nạp vào cơ thể mỗi ngày là 6 muỗng cà phê đường. Với số lượng này thì 1 lon coca-cola có chứa tới khoảng 10 muỗng cà phê đường.

Điều này còn đồng nghĩa với việc uống ít nhất một lon nước ngọt mỗi ngày đã khiến bạn nạp vào cơ thể vượt số lượng được đang được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị.

Vì vậy, câu hỏi uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không được đặt ra.

1. Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không?

Thực tế, việc uống các loại nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi thói quen uống nước ngọt khiến cho quá trình kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? - Ảnh 2.

Uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Ngủ không đủ giấc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

- TS.BS Từ Ngữ: Những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ và những ai cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay

Trong kết quả nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cho biết rằng những người thường xuyên và tiêu thụ từ 1 đến 2 lon nước ngọt mỗi ngày còn có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người không có thói quen hoặc không uống nhiều nước ngọt cao hơn tới 26%.

Giải đáp vấn đề uống nước ngọt nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như sau.

Các chuyên gia đưa ra lời giải thích rằng việc uống nước ngọt với hàm lượng đường cao còn khiến cho cơ thể tích trữ lượng dư thừa dưới dạng chất béo. Đây là nguyên nhân khiến cho bạn bị tăng cân, thừa cân và béo phì.

Hơn nữa đây còn là điều kiện làm tăng nguy cơ làm nghiêm trọng hơn và phát triển bệnh lên tiểu đường tuýp 2.

Không chỉ thế, việc uống quá nhiều nước ngọt còn khiến bạn đang nạp vào cơ thể các loại carbohydrate hấp thụ nhanh, đây chính là một trong những yếu tố khiến đường huyết tăng cao và gây ra tình trạng kháng insulin.

2. Đường gây kháng insulin

Có thể giải thích cơ chế kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường bằng cách cụ thể sau:

Điểu đơn giản rằng insulin là hormone có tác dụng giúp hấp thụ glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Hơn nữa, khi máu dư thừa glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Trong máu dư thừa glucose thì khả năng hấp thụ và sử dụng glucose của các tế bào sẽ giảm đi và gây ra tình trạng kháng insulin.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? - Ảnh 3.

Đường tích tụ trong máu dẫn đến giai đoạn tiền tiểu đường và đồng thời còn phát triển thành bệnh tiểu đường - Ảnh Internet

Có thể hiểu rằng, lúc này tế bào cần nhiều insulin hơn với mục đích giúp hấp thụ glucose và cân bằng đường huyết. Nhưng thời điểm này nhu cầu insulin đã tăng cao theo thời gian, đây là nguyên nhân làm hao mòn tuyến tụy một cơ quan sản xuất insulin.

Trong khi đó tuyến tụy hoạt động không còn hiệu quả thì tế bào sẽ không còn sử dụng được insulin để hấp thụ glucose từ máu. Với tình trạng này còn khiến đường tích tụ trong máu dẫn đến giai đoạn tiền tiểu đường và đồng thời còn phát triển thành bệnh tiểu đường.

3. Nước ngọt không phải nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường

Mọi người không nên lầm tưởng rằng việc uống nước ngọt là một thủ phạm gây ra bệnh tiểu đường và làm nguy hiểm cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vấn đề uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không thì đây vẫn là một câu hỏi đang được tranh cãi.

Trong một nghiên cứu khoa học được xuất bản vào năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh (British Journal Of Nutrition), tác giả đã đưa ra các lập luận trái chiều về tình trạng uống nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dù thực tế thì trong rất nhiều báo cáo cho kết quả rằng việc uống nhiều nước ngọt còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên không rõ được rằng đây có phải là kết quả hoàn toàn do thói quen nạp và uống quá nhiều đường hay không mà thực tế còn có thể xảy ra do một số thói quen sống không lành mạnh khác như:

Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? - Ảnh 4.

Uống nhiều nước ngọt còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh Internet

- Ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate xấu.

- Thói quen uống rượu bia.

- Hút thuốc lá.

- Lười vận động.

Kết luận

Có thể hiểu một cách khác rằng, các ý kiến của một bộ phận trái chiều này cho biết rằng việc uống nước ngọt nhiều thực tế không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường. Bởi vì trong cả quá trình mắc bệnh tiểu đường của người bệnh còn rất nhiều yếu tố nguy cơ và nguyên nhân khác tác động đến sức khoẻ.

Điều này lý giải rằng, uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không thực sự rất khó để giải đáp và khó có thể xác định được rằng liệu việc uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không.

Có thể hiểu rằng mối quan hệ giữa việc uống nhiều nước ngọt và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường còn chưa được chứng minh một cách cụ thể rõ ràng cũng như hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi.

Dù vậy nhưng việc uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường hay không thì để bảo vệ sức khoẻ, tốt hơn hết bạn nên hạn chế loại đồ uống này. Bởi vì, đồ uống có đường vẫn là một loại đồ uống không lành mạnh và cũng là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì.

Hơn nữa, uống nước có đường nhiều còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe khác như: sức khỏe tim mạch, cao huyết áp và có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/healthy-drinks/sugary-drinks/#:~:text=Strong%20evidence%20indicates%20that%20sugar,to%20the%20development%20of%20diabetes

2. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/what-is-diabetes/prediabetes-insulin-resistance

Chuyên gia giải đáp thắc mắc uống nước ngọt nhiều có bị tiểu đường không? - Ảnh 5.


Tác giả: Ngọc Lan