Trong buổi Hội thảo khoa học "Thực phẩm an nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người" do Viện Y học ứng dụng Việt Nam (thuộc Tổng Hội Y học Việt Nam) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 18/11, với sự tham gia của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành y khoa, công nghệ thực phẩm và dinh dưỡng; TS. BS Trương Hồng Sơn đã nêu rõ sự xuất hiện và sức năng của các loại thực phẩm ăn nhanh trong nền ẩm thực thông qua các kết quả nghiên cứu.
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, thực phẩm ăn nhanh xuất hiện từ thời La Mã cổ đại. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, mỳ ăn liền - loại TPAN phổ biến hiện nay, được phát minh tại Nhật Bản. Tuy nhiên, TPAN rất đa dạng với nhiều sản phẩm khác nhau, không chỉ có mì ăn liền, hamberger, gà rán, pizza hay thịt nguội…
Bởi tính tiện lợi, khả năng bảo quản lâu, thích hợp trong nhiều hoàn cảnh và khả năng kích thích vị giác rất mạnh đối với người ăn nên thực phẩm ăn nhanh hiện đã và đang chiếm lĩnh một thị phần quan trọng trong nền ẩm thực.
Theo đó, PGS. TS. Lê Bạch Mai – Nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng đã phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền - loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Đồng thời khẳng định mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,…
PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia nhận định, hiện có nhiều cách hiểu sai về TPAN nói chung và mỳ ăn liền nói riêng, dẫn đến việc sử dụng sai cách, thậm chí bị lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Trong số các loại thực phẩm ăn nhanh hiện nay, mì ăn liền được coi là một trong số các loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Theo đó, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia đã tập trung phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền.
Dưới đây là một vài những hiểu lầm về mì ăn liền khiến chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người được PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia chỉ ra:
Đây là điều mà nhiều người dùng vẫn thường lầm tin và truyền tai nhau dù không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra. Người ta cho rằng, mỳ ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu, vắt mỳ có màu đậm là bởi chiên bằng dầu cũ, đã sử dụng nhiều lần...
Song, theo lý giải của PGS. TS. BS Lê Bạch Mai, màu sắc của vắt mỳ được chiết xuất từ củ nghệ nhằm kích thích khẩu vị. Ngoài ra, mỳ ăn liền cũng đơn thuần đã được rút tối đa hàm lượng nước và độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại.
Giải đáp điều này, PGS. TS. BS Lê Bạch Mai cho biết, tình trạng khó tiêu vẫn thường được đổ lỗi do mỳ ăn liền chỉ có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Thế nhưng, hiện tại trên thế giới chưa ghi nhận bất cứ nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định sử dụng mỳ ăn liền gây ung thư, sỏi thận. Đồng thời khẳng định sự lặp đi lặp lại trong việc ăn bất kì một loại thực phẩm nào cũng có khả năng gây ra điều này.
"Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm, thiếu dinh dưỡng, hoặc hơn nữa là có lối sống thiếu khoa học, mắc các bệnh đường tiêu hóa, đang sử dụng thuốc... thì bất cứ ai cũng sẽ bị khó tiêu, chứ không phải chỉ do mỳ ăn liền.", PGS. TS. BS Lê Bạch Mai đánh giá.
Theo các chuyên gia có mặt trong buổi hội thảo, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận,… Do vậy, để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm.
Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng trong thời gian tới, doanh nghiệp cần nghiên cứu về cải tiến qui trình sản xuất, về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như: bổ sung protein, chất xơ, tăng cường các vitamin và khoáng chất,… Qua đó, không ngừng nâng cao chất lượng mì ăn liền.
Không chỉ thế cũng cần nghiên cứu phát triển thêm các công thức sản phẩm mì ăn liền mới dành cho các nhóm đặc biệt như trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc nhiều, v.v… Thông qua đó sẽ giúp mì ăn liền thực sự trở thành một món ăn nhanh cân đối về dinh dưỡng cho nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau.