Chuyên gia dinh dưỡng: Bưởi rất tốt nhưng ăn vào 2 thời điểm này cực kỳ gây hại

Chuyên gia dinh dưỡng: Bưởi rất tốt nhưng ăn vào 2 thời điểm này cực kỳ gây hại
Theo Ths. Lưu Liên Hương, PGĐ Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng VN, không ăn bưởi ngay sau khi hút thuốc và uống rượu vì có thể làm tăng độc tính trong thuốc lá và rượu.

Ăn một trái bưởi/ ngày giúp phòng nhiều bệnh tật

Theo Ths. Lưu Liên Hương, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Viện Y học ứng dụng Việt Nam bưởi là loại trái cây tốt cho sức khỏe, ăn bưởi sẽ giúp bảo vệ bộ não.

Trong bưởi có chứa một loại flavanoid có khả năng làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm.

Mỗi ngày ăn một trái bưởi có thể làm giảm cholesterol và triglyceride tốt cho hệ tim mạch. Ăn bưởi có công dụng hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và sắt. Loại trái cây này tốt cho phụ nữ mang thai vì có chứa nhiều acid folic rất.

 "Vitamin có trong bưởi giúp giảm các đốm sắc tố trên da nhờ có chứa vitamin C cao. Trong trái bưởi có chứa một loại chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu đốt mỡ, giúp giảm cân tự nhiên", Ths. Liên Hương cho biết.

Thời điểm không nên ăn bưởi

Dù bưởi là loại cả lành tính dễ ăn, ai cũng ăn được. Nhưng không phải tất cả các thời điểm ăn bưởi đều tốt.

Ths. Lưu Liên Hương lưu ý nên tránh ăn bưởi vào buổi sáng, trong bưởi có chất acid citric rất cao. Nếu ăn bưởi vào buổi sáng, bụng đói có thể gây tổn thương dạ dày do quá nhiều axít.

Không ăn bưởi ngay sau khi hút thuốc và uống rượu. Trong bưởi có chứ chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của nicotin (trong thuốc lá) và ethanol (trong rượu), gây hại cho sức khoẻ.

"Không nên ăn bưởi ngay sau khi hút thuốc lá và uống rượu. Chỉ ăn bưởi sau 48 giờ không hút thuốc lá và uống rượu sẽ an toàn hơn" Ths Liên Hương cho hay.

Ảnh 1.

Ăn bưởi không đúng thời điểm có thể biến thành độc gây hại cho sức khỏe, ảnh minh họa.

Người đang uống thuốc giảm cân không nên uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi ngay sau thời điểm uống thuốc. Vì nó có thể dẫn tới hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.

Ths Liên Hương khuyến cáo, người sử dụng thuốc chống dị ứng không nên ăn bưởi vì có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như: đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim…

Ai không nên ăn?

Theo Đông y, bưởi có tính lạnh, vì vậy, người tỳ vị hư hàn không nên ăn. Do bưởi có thể gây tiêu chảy, không thích hợp cho người thường hay bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng, đau bụng.

Bưởi có vị chua, tụ đờm, người bị phong hàn cảm mạo cũ, nhiều đờm cũng không nên ăn bưởi.

Ths Liên Hương chia sẻ, theo khuyến cáo chung lượng trái cây và rau quả ít nhất 400gram mỗi ngày.

Khuyến cáo này được xuất phát từ thực tế là ăn năm phần trái cây (mỗi phần tương ứng với 80 gram) hàng ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong thấp hơn với một số bệnh như tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn nhiều hơn 5 phần mỗi ngày cũng không mang lại thêm cho bạn những lợi ích bổ sung nào.

Ths Liên Hương đưa ra một số lời khuyên ăn bưởi một cách khoa học như sau:

Ăn bưởi nên để lại lớp màng trắng bám ở đáy múi bưởi: Đây chính là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ, đừng bóc quá kỹ bưởi khi ăn bưởi.

Nên ăn bưởi hơn là uống nước ép bưởi: Trừ khi trẻ nhỏ hoặc người già hoặc người ốm, đau rang khó có thể nhai được thì mới sử dụng nước ép bưởi bởi phần tép bưởi là lượng chất xơ tự nhiên quý giá mà chúng ta nên tận dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Ăn bưởi ngay sau khi tách múi: Bưởi có mùi thơm dễ chịu và có thể bị thiu, mất nước nếu chúng ta để quá lâu. Vì vậy nên ăn sau khi tách bưởi để đảm bảo lượng dưỡng chất và tươi ngon.

Nên giữ lại vỏ bưởi, cùi bưởi và hạt bưởi để sử dụng sau khi ăn bưởi. Đó đều là những liều thuốc quý giá và tự nhiên mà chúng ta có thể dung để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.


Tác giả: MN