Không phải ai cũng có thể ăn bánh mì chấm sữa, nhất là với những người thường xuyên có thói quen này lại càng cần lưu ý vì lượng đường trong sữa thực sự không tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều. Chuyên gia dinh dưỡng, ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết: "Bánh mì chấm sữa tuy ngon miệng và tiện lợi nhưng không nên ăn đều đặn hàng ngày!".
Mới đây, qua một bức ảnh được bà mẹ Việt kiều đăng tải, bánh mì chấm sữa trở thành món ăn được cư dân mạng trên các diễn đàn quốc tế đặc biệt quan tâm và chia sẻ về độ thơm ngon không ngờ tới của món ăn rất đơn giản này.
Bánh mì chấm sữa xuất hiện trong cuộc sống của hầu hết người Việt Nam, như một món ăn sáng hay ăn bữa xế (chiều) vừa nhanh gọn lại ngon miệng. Đặc biệt bánh mì chấm sữa có sức hấp dẫn không nhỏ đối với trẻ em bởi độ thơm ngọt trong lon sữa đặc.
Chia sẻ của bà mẹ Việt Kiều nhận được sự quan tâm lớn từ cư dân mạng quốc tế (Ảnh: Instagram của NV)
Tuy nhiên, thực tế là bánh mì chấm sữa không phải là một món ăn tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Có một số người không nên ăn bánh mì chấm sữa nếu không muốn tình trạng sức khỏe trở nên xấu hơn.
Dưới đây, ThS.BS Doãn Thị Tường Vi đã chỉ ra một số lưu ý khi ăn bánh mì chấm sữa mà bạn cần nhớ:
Bác sĩ Tường Vi cho biết, bánh mì là một món ăn chứa hàm lượng tinh bột cao. Bên cạnh đó sữa đặc lại rất ngọt do có nhiều đường. Khi tinh bột trong bánh mì kết hợp với đường trong sữa đặc có thể gây ra cảm giác no nhanh cho cơ thể. Từ đó tăng cường sản sinh ra rất nhiều năng lượng và có thể dẫn tới dư thừa.
Khi năng lượng bị dư thừa tích tụ từ ngày này sang ngày khác sẽ trở thành nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì nếu như người ăn không có một chế độ tập luyện tiêu hao năng lượng phù hợp.
Do vậy, nếu như đang muốn giảm cân hoặc có thói quen vận động ít thì tốt nhất bạn không nên ăn bánh mì chấm sữa mỗi ngày.
>> Đánh bay 10kg trong 2 tuần nhờ thực đơn giảm cân 'vi diệu' này!
Như đã nói ở trên, do khả năng tạo ra dư thừa năng lượng lớn nên việc ăn bánh mì chấm sữa vào buổi tối là thời điểm tăng cân "thảm họa nhất".
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bạn muốn ăn món ăn này thì tốt nhất là chỉ nên ăn vào bữa sáng và NGOÀI BỮA SÁNG RA THÌ KHÔNG NÊN ĂN BÁNH MÌ CHẤM SỮA VÀO BỮA NÀO KHÁC NỮA. Nhất là đối với những người đang có nhu cầu giảm cân hoặc không muốn bị tăng cân.
Sữa dùng để ăn với bánh mì thường là sữa đặc. Khi chấm tốt nhất là nên chấm một lượng vừa phải sữa. Rất nhiều người có thói quen "chấm càng nhiều, tưới càng đẫm sữa thì càng ngon miệng hơn". Tuy nhiên đây là một thói quen cực kì có hại cho cơ thể.
Bác sĩ Tường Vi cho biết, tác hại trước mắt vẫn là nguy cơ bị thừa cân béo phì do hấp thụ một lượng lớn đường gây ra dư thừa năng lượng. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác do hệ quả của việc thừa cân gây ra, đặc biệt là các bệnh mãn tính nguy hiểm liên quan tới tim mạch.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai đôi khi thường thèm ngọt hơn bình thường, vì thế mà món bánh mì chấm sữa có thể trở thành món ưa thích của nhiều bà bầu. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cụ thể như sau:
Tiểu đường thai kì có tác động cực kì nguy hiểm tới phụ nữ mang thai và thai nhi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường thai kì TẠI ĐÂY. Không chỉ tiểu đường thai kì, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng làm mẹ bầu gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Do đó, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, dù có muốn ăn hay thèm đồ ngọt đến mấy thì mẹ bầu cũng chỉ nên ăn bánh mì chấm sữa từ 1 - 2 lần/tuần mà thôi. Đặc biệt, chỉ nên ăn vào bữa sáng, hạn chế ăn vào bữa tối để không bị lên cân quá nhanh gây béo phì.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi - mục đích cung cấp canxi cho thai nhi phát triển lại giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kì hay tim mạch cho thai phụ.
Người đang bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Như đã nói ở trên, trong sữa đặc có chứa một lượng lớn đường nên không thích hợp với những người mắc các bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa, nội tiết chẳng hạn như béo phì hay tiểu đường.
Dù bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh thì cũng nên loại bỏ hoàn toàn sữa đặc ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa ăn kiêng chuyên dụng để thay thế.