Chuyên gia cảnh báo: SARS-CoV-2 vẫn còn trong phòng kín dù F0 đã rời đi

Chuyên gia cảnh báo: SARS-CoV-2 vẫn còn trong phòng kín dù F0 đã rời đi
2 có thể lơ lửng trong không khí nếu ở trong môi trường kín, càng nhiều người bệnh thải ra virus thì nguy cơ người cùng phòng mắc phải càng cao.

Theo Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, virus SARS-CoV-2 lây qua không khí. Nó tồn tại ở dạng hạt khí nhỏ từ chính người bệnh phát tán ra môi trường, ở trong phòng càng kín thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.

BS Hà cho biết càng mở cửa thông thoáng thì khả năng lây bệnh càng giảm.

Các chùm ca bệnh hiện nay đều được chứng minh lây qua đường không khí trong môi trường kín như phòng họp, phòng ăn, máy bay, phòng hát, quán bar, ô tô... Những người mắc tiếp xúc trong khoảng thời gian nhất định chứ không chỉ đi lướt qua.

Cũng giống như hút thuốc lá trong phòng kín, người hút thuốc sẽ thải ra khói thuốc. Nếu họ hút thuốc lâu, mùi thuốc sẽ đậm đặc và những người ngồi chung sẽ bị ảnh hưởng. Virus SARS-CoV-2 cũng tương tự. Người bệnh ngồi trong phòng kín càng lâu, càng thải ra nhiều mầm bệnh.

 - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm.

Theo BS Hà, SARS-CoV-2 lây lan khi người nhiễm bệnh thở ra các giọt bắn và các hạt rất nhỏ có chứa virus.

Những giọt bắn và hạt này có thể bị người khác hít vào hoặc rơi vào mắt, mũi hoặc miệng của họ. Trong một số trường hợp, các giọt và hạt này có thể rơi xuống bề mặt, sau đó người khỏe chạm vào và đưa tay lên mắt, mũi thì có thể bị lây. Những người ở gần người bị nhiễm bệnh <2m có nhiều khả năng nhiễm bệnh nhất.

Xem thêm: Những con đường lây nhiễm virus Covid-19 bắt buộc phải nhớ

BS Phan Xuân Trung – TP HCM cũng cho biết virus SARS-CoV-2 lây qua không khí, do đó, những ai tiếp xúc với F0 trong không gian kín và thời gian đủ dài thì nên xem là F1. Khoảng thời gian này là hơn 15 phút, theo CDC Mỹ.

Theo BS Trung, người ở trong không gian kín với F0 trong khoảng thời gian trên thì sẽ có khả năng hít vào một lượng virus đủ để thành người mắc bệnh.

Người ngồi chung khoang máy bay, xe bus dù ở cách xa nhau nhiều dãy ghế vẫn bị lây. Điều này đã được chứng minh thực tế.

Người bị nhiễm thở ra không khí vào môi trường kín, để lại số lượng lớn virus. Người vào phòng sau đó vẫn có thể lây dù không tiếp xúc trực tiếp.

Ví dụ: một phòng khám kín có một người F0 bước vào, trò chuyện với bác sĩ đủ lâu, thở ra virus đủ nhiều gây ô nhiễm cho phòng khám đó. Những bệnh nhân kế tiếp bước vào, dù không hề tiếp xúc F0, vẫn bị lây nhiễm do virus còn tồn tại trong phòng khám.

Trong môi trường thoáng gió, lượng virus bị pha loãng ngay lập tức thì ít có khả năng lây nhiễm. Ví dụ: hai người ngồi cafe vỉa hè thoáng gió với nhau 30 phút thì khả năng lây cho nhau là cực kỳ thấp.


Tác giả: DN