Tuy rằng bệnh vẩy nến có thể trở thành mãn tính, theo bệnh nhân suốt đời hoặc gây ra những biến chứng ngoài ý muốn. Nhưng bệnh sẽ không còn đáng sợ nếu bạn biết cách xử lí, điều trị và phòng tránh đúng cách. Hãy thực hiện 10 lời khuyên sau đây của chuyên gia để quá trình điều trị trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn và tránh sự tái phát về sau.
Giữ ẩm cho da luôn là bước cơ bản và quan trọng nhất đối với việc điều trị vẩy nến, bởi những biểu hiện đa phần tập trung trên da. Giữ ẩm sẽ tránh cho da bị khô, bong tróc và giảm thiểu đáng kể tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, đau rát,...
Giữ ẩm sẽ tránh cho da bị khô, bong tróc và giảm thiểu đáng kể tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, đau rát,...
Bạn nên chọn những loại thuốc bôi ngoài da có độ ẩm cao, các loại thuốc mỡ dày khóa ẩm tốt. Một điều lưu ý nữa, hãy chọn những loại thuốc, kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, không có mùi. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, hãy thoa kem sau khi vệ sinh cơ thể hoặc sau khi tắm đểkem có thể thẩm thấu tốt nhất. Vào thời điểm thời tiết lạnh, hanh khôm hãy chú ý làm việc này thường xuyên hơn trong ngày.
Nếu trong nhà có máy tạo độ ẩm bạn có thể lấy ra sử dụng những khi thời tiết nóng bức hoặc hanh khô để hỗ trợ tốt hơn.
Để giúp da giảm ngứa ngáy, khó chịu bạn nên tắm nước ấm hàng ngày, có thể sự dụng loại sữa tắm dịu nhẹ để vệ sinh. Mỗi ngày ngâm mình trong nước ấm 1 lần khoảng 15 phút để loại bỏ da chết và diệt khuẩn. Bạn lưu ý nước dùng để tắm luôn ở nhiệt độ thích hợp, vừa phải: nước ấm – không quá lạnh, bạn có thể bị kích ứng với các vết thương, không quá nóng gây tình trạng bỏng và làm da mỏng đi, dễ bị tổn thương hơn.
Mỗi ngày bạn nên ngâm mình trong nước ấm 1 lần khoảng 15 phút để loại bỏ da chết và diệt khuẩn.
Khi tắm xong tuyệt đối không nên cọ xát da mạnh khi lau người, nên dùng loại khăn thật mềm nhẹ nhàng lau khô cơ thể rồi sử dụng kem dưỡng ẩm cho da.
Bạn có thể cho làn da và các vùng da bị vẩy nến tiếp xúc với ánh nắng nhẹ của mặt trời vào thời điểm sáng sớm. Các tia nắng sẽ giúp làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, giảm thiểu sự đùn lên nhanh của tế bào chết, giúp cải thiện các vết thương.
Các tia nắng sẽ giúp làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, giảm thiểu sự đùn lên nhanh của tế bào chết, giúp cải thiện các vết thương.
Lo lắng, stress luôn nằm trong top nguyên nhân khiến sức đề kháng sụt giảm, tạo điều kiện tấn công của nhiều loại bệnh lý. Vì thế, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Trong lúc làm việc, bạn có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc hay đi ra ngoài một chút.
Stress luôn nằm trong top nguyên nhân khiến sức đề kháng sụt giảm, tạo điều kiện tấn công của nhiều loại bệnh lý. Vì thế, hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
Bên cạnh đó, việc tham gia các bộ môn vận động như yoga, thiền cũng là một cách thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng hiệu quả. Bạn cũng nên ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tập luyện thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe.
Khi bị vẩy nến, da bạn vốn đã trở nên cực kì nhạy cảm và dễ tổn thương, chính vì thế, hãy cố gắng tránh xa những chất có thể gây cho da bạn những vệt kích ứng như các chất tẩy rửa, các chất có cồn, chất khử mùi, axit,.... đây là những thủ phạm hàng đầu khiến da bị viêm nhiễm nặng nề.
Da bị vẩy nến rát nhạy cảm, hãy cố gắng tránh xa những chất có thể gây cho da bạn những vệt kích ứng
Ngoài ra bạn nên mặc quần áo rộng, không bó sát với chất liệu nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi.
Ngứa ngáy và khó chịu là cảm giác không thể tránh khỏi đối với những bệnh nhân bị vẩy nến, tuy nhiên đừng vì thế mà bạn đưa tay gãi hoặc chà xát để thỏa mãn cơn ngứa. Việc làm này sẽ chỉ khiến vết thương càng lở loét, viêm nhiễm và lan rộng ra hơn. Da bị trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập.
Gãi sẽ chỉ khiến vết thương càng lở loét, viêm nhiễm và lan rộng ra hơn
Để ngăn chặn tối đa việc gãi, bạn hãy cắt ngắn móng tay của mình.Bên cạnh đó, thay vì dùng tay hay dụng cụ để gãi ngứa thì hãy dùng những loại thuốc bôi chuyên dụng để giảm cảm giác khó chịu cho da.
Một chế độ ăn hợp lí luôn là điều kiện tót hỗ trợ quá trình trị bệnh. Những bệnh nhân vẩy nến nên kiêng các thực phẩm giàu axit như: cà chua, dứa, cam,... Một số thức ăn khiến dễ dị ứng như: ngô, trứng, hải sản,...
Những bệnh nhân vẩy nến nên kiêng các thực phẩm giàu axit như: cà chua, dứa, cam,..
Các thức ăn nhiều chất béo như: thịt gà, bơ, sữa,...cũng nên được hạn chế một cách triệt để
Nên ăn các thực phẩm có nhiều Omega 3, hàng ngày nên bổ sung Vitamin và Vitamin E, chất khoáng (kẽm, selen…). Mỗi bữa ăn nên uống enzyme tiêu hóa để cân bằng lượng protein.
Muỗi là côn trùng nguy hiểm dễ truyền nhiễm nhiều bệnh. Nếu bạn đang bị vảy nến thì nên thoa kem chống muỗi hoặc ngủ mùng kể cả ban ngày bởi nếu bị mấy loại côn trùng cắn dễ dẫn đến nhiều biến chứng, truyền những loại vi khuẩn ngu hiểm đối với các vết thương của bạn. Khi trời gần tối thì nên mặc áo tay dài, quần dài.
Mô hôi và môi trường ẩm ướt là điều kiện rất dễ làm da bị xước hay tổn thương, tạo điều kiện vi khuẩn phát triển. Bạn nên tránh những hoạt động, công việc gây nhiều mồ hôi cho mặt và da đầu.
Bạn nên tránh những hoạt động, công việc gây nhiều mồ hôi cho mặt và da đầu.
Khi đang bị vảy nến tránh những hoạt động, công việc làm đổ mồ hôi nhiều là mặt và vùng da đầu. Đổ mồ hôi khiến vùng da bị vảy nến đau xót, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trong thời gian bị vảy nến cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích đưa vào cơ thể. Đặc biệt hạn chế việc hút thuốc lá, bạn có thể "đánh lừa bộ não" bằng cách có thể nhai sing – gum hoặc sử dụng các sản phẩm cai thuốc.
Trong thời gian bị vảy nến cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích đưa vào cơ thể.
Các chất cồn như rượu bia cũng không nên uống. Bởi những chất này làm mất tác dụng của thuốc và làm kích ứng da rất mạnh mẽ. Nếu như bạn đang điều trị vảy nến bằng các loại thuốc thì việc sử dụng các rượu bia sẽ làm mất hết tác dụng của thuốc đôi khi còn phản tác dụng.