Chuyên gia Bùi Hồng Minh nói gì về thông tin "Ăn gừng buổi tối độc ngang thạch tín"?

Chuyên gia Bùi Hồng Minh nói gì về thông tin "Ăn gừng buổi tối độc ngang thạch tín"?
Dân gian có câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm. Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín”. Liệu nhận định trên có đúng hoàn toàn đối với loại thực phẩm được coi là thảo dược quý trong Đông y?

Đối thoại với Lương y Bùi Hồng Minh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, ông cho hay: “Câu nói Buổi tối ăn gừng ngang với ăn thạch tín là không có cơ sở khoa học, chỉ xuất hiện trong một cuốn sách cổ đã thất truyền cách đây vài trăm năm”. Bản thân Lương y Bùi Hồng Minh vẫn đang sử dụng thường xuyên các vị thuốc được bào chế từ gừng tươi để điều trị bệnh cho mọi người.

Ăn gừng buổi tối độc ngang thạch tín! Sự thật có phải như vậy - Ảnh 1.

Ăn gừng vào buổi tối độc như thạch tín là nói quá, gây hoang mang cho người sử dụng

Lương y giải thích, do trong gừng có chứa nhiều tinh dầu nóng, cay vì vậy không nên dùng nhiều vào buổi tối, cơ thể sẽ phản ứng lại gây một chút khó chịu, khó ngủ. Liều lượng tại mức cho phép để điều trị bệnh là 1,5 - 5g gừng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu nói dùng gừng vào buổi tối độc như thạch tín là nói quá lên để gây hoang mang cho người sử dụng.

1. Công dụng điều trị bệnh của gừng

Không chỉ là gia vị, gừng còn được coi là vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là cảm lạnh, ho có đờm, ngộ độc thức ăn... Ví dụ như gừng - mật ong là một bài thuốc đơn giản giúp làm ấm cơ thể, an thần, ôn hòa thận… rất phù hợp cho người mất ngủ, người già yếu đau nhức.

Trong Đông y, gừng còn có tên gọi là sinh khương, có tính ấm vị cay, quy vào kinh phế,vị, tỷ.. Củ gừng tươi có tác dụng phát tát phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, làm ấm dạ dày.

Ngoài tác dụng làm thuốc Đông y, gừng cũng hiệu quả trong các bài thuốc Tây y, các nghiên cứu đề ghi nhận tác dụng rõ rệt trong việc hồi phục hệ tiêu hóa, chống nôn mửa, tăng cường chức năng tim với liều dùng 3-10g

Nước ép gừng tươi: Vị thuốc này có thể thay thế nước trà hằng ngày giúp chữa lành các vết loét dạ dày, ruột, tá tràng. Hoặc có thể dùng nước gừng tươi thêm chút muối, chia thành 2-3 lần/ngày chữa trị chứng đau cổ họng, rát ngứa. Ngoài ra, nước ép gừng khi nhỏ vào răng chữa sâu răng và phòng ngừa các bệnh răng miệng.

Ăn gừng buổi tối độc ngang thạch tín! Sự thật có phải như vậy - Ảnh 2.

Có thể dùng nước gừng tươi thêm chút muối, chia thành 2-3 lần/ngày chữa trị chứng đau cổ họng, rát ngứa (Ảnh: Internet)

Chữa đau mỏi vai gáy, lưng: Phù hợp sử dụng cho người ngồi làm việc 1 chỗ, người làm văn phòng. Dùng nước gừng, muối bọc vào miếng vải xô và chườm lên chỗ đau. Cách này sẽ giúp lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh chóng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài tập giúp hỗ trợ giảm chứng đau mỏi vai gáy TẠI ĐÂY.

Chữa đau nửa đầu: Xoa đều nước gừng nóng ra hai tay và bóp đều xung quanh vùng bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ hết dần.

Chữa giun cho trẻ nhỏ: Lấy nước gừng ấm pha loãng với nước sạch để vệ sinh hậu môn cho trẻ. Kết hợp uống nước gừng ấm sẽ có tác dụng diệt giun kim.

2. Khuyến cáo sử dụng gừng đúng cách

Không dùng khi bị say nắng, sốt cao: Khi có các dấu hiệu trên tuyệt đối không nên ăn gừng, gừng có tính cay nóng sẽ đẩy nhiệt độ cơ thể lên cao gây tổn thương cho hệ thống mạch máu, thậm chí gây xuất huyết trong.

Không ăn gừng khi bị đau dạ dày: Đối với những người đang bị viêm, loét dạ dày tá tràng cần hạn chế ăn gừng. Vì bên trong thành phần của gừng có nhiều chất gây kích thích niêm mạc dạ dày gây bào mòn và gây ra những vết lở loét.

Ăn gừng buổi tối độc ngang thạch tín! Sự thật có phải như vậy - Ảnh 3.

Không phải ai cũng có thể sử dụng gừng (Ảnh: Internet)

Không ăn khi mắc bệnh gan: Người đang bị bệnh gan cấp tính, mãn tính, xơ gan thì không nên ăn gừng. Khi gừng đi vào sẽ kích thích bài tiết của các tế bào gan khiến cho chúng bị hoại tử.

Theo khuyến cáo của Lương y Bùi Hồng Minh, những ai yêu thích món gừng không nên ăn quá 4g gừng/ngày để hạn chế tác dụng phụ của gừng cho sức khỏe. Trước khi ăn, nên quan sát củ gừng xem có bị mọc mầm, nấm mốc hay bị dập nát hay không, nếu có tuyệt đối không nên ăn vì sẽ sinh độc tố gây hại.

Lương y nói thêm, nếu ai đang dùng gừng làm thuốc điều trị bệnh thì nên hỏi ý kiến của thầy thuốc. Lưu ý những người phụ nữ có thai, người âm hư, nóng trong cũng không nên sử dụng.

Không nên gọt lớp vỏ bên ngoài củ gừng vì cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là lợi tiểu.


Tác giả: Minh Ngọc