Chụp cộng hưởng từ (MRI) thoát vị đĩa đệm - Những lưu ý bạn cần phải biết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Chụp cộng hưởng từ (MRI) thoát vị đĩa đệm - Những lưu ý bạn cần phải biết
Chụp cộng hưởng từ MRI là cách chuẩn xác nhất để chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên để có hiệu quả mong muốn với phương pháp này bạn cần lưu ý những điều dưới đây

1. Nguyên lý chụp cộng hưởng từ để chuẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Chụp MRI là phương pháp an toàn, không xâm lấn, an toàn, không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI có độ phân giải cao cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phận trong cơ thể.

Đây là phương pháp đưa cơ thể vào vùng từ trường mạnh để đồng hóa chiều chuyển động của các nguyên tử Hydro trong các phân tử nước của cơ thể. Từ đó nhờ 1 ăng ten thu phát sóng radio tần số thấp để gửi tín hiệu đến cơ thể gặp các nguyên tử Hydro của cơ thể sau đó nhận lại tín hiệu về chiều chuyển động của các nguyên tử này.

Ngay sau đó, tín hiệu của ăng ten được truyền về trung tâm máy tính xử lý tín hiệu số và máy tính điều khiển và các hình ảnh cấu trúc cơ thể được mô phỏng tại đây.

Phương pháp chụp MRI rất an toàn và có độ chính xác cao, hiện nay chưa xuất hiện những tác hại của việc chụp cộng hưởng từ đối với sức khỏe, tuy nhiên nó lại có thể gây hại đối với những thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể.

2. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng thường gặp đối với người bệnh. Khi đó đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gây đau khó chịu. Người bệnh có thể bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị ở vị trí cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống ngực...

Các triệu chứng thường thấy là gây đau, cản trở hạn chế vận động. Thoát vị cũng có thể không nhận biết được khi không có triệu chứng vì nó không gây đè ép vào rễ dây thần kinh.

3. Có những loại thoát vị đĩa đệm nào?

3.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phần đĩa đệm vùng cổ bị thoát ra ngoài, chệch ra khỏi vị trí thông thường, gây chèn ép lên các rễ thần kinh vùng cổ khiến người bệnh đau nhức phần vai, gáy gây khó chịu, mệt mỏi có thể chèn ép vào các dây thần kinh gây tê chân tay. Bệnh để lâu, các cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, bàn tay gây tê, mỏi, hoạt động, cử động yếu hơn bình thường.

Vị trí hay bị thoát vị nhất là C6-C7 chiếm tới 60-70% trong khi đó khoảng 20%-30% xảy ra ở C5-C6.

Biểu hiện: Đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay

3.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Thông thường xảy ra ở giữa T8-L1. Nguyên nhân nhỏ có thể do đĩa đệm đoạn ngực có thể tích, chiều cao nhỏ hơn và có vòng sợi dày hơn so với các vùng khác, có sự giảm tác động các lực lên đĩa đệm nhờ lồng ngực.

Triệu chứng biểu hiện với hội chứng rễ thần kinh hay hội chứng tủy thần kinh.

3.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khoảng 90% thoát vị đĩa đệm đoạn lưng xảy ra ở tầng L4-L5 hoặc L5-S1. Trong phần cột sống thắt lưng, các đốt sống L4, L5 một khi bị thoát vị đĩa đệm, sẽ làm cho việc vận động, đi lại của bạn gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng thường gặp và điển hình nhất đó là những cơn đau buốt xuất hiện từng cơn ở vùng lưng dưới, sau đó có thể từ từ lan xuống mông, hai chân và các ngón chân.

Biểu hiện: Đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn, đau dọc vùng mông kéo xuống chân và tái phát nhiều lần. Đau tăng khi đứng, đi, hắt hơi, rặn... nằm nghỉ thì đỡ đau. Đau lưng cấp xuất hiện sau một chấn thương hay gắng sức.

Một số biểu hiện chung khi bị thoát vị đĩa đệm:

- Đau khi cúi, khi ho hắt hơi hoặc gắng sức. Đau tăng lên khi ngồi lâu, hoặc tư thế đứng hoặc nằm sấp.

- Nếu thoát vị vùng thấp của lưng: sẽ gây đau lưng, có kết hợp hoặc không triệu chứng đau dọc dây Thần kinh tọa.

- Đau thần kinh tọa, đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay

4. Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp tùy theo tình trạng bệnh của mình.

Điều trị nội khoa bằng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, kéo dãn cột sống, massage...

Điều trị Ngoại khoa: mổ mở, mổ nội soi.

Điều trị bằng công nghệ cao như:công nghệ laser, sóng radio, sóng cao tần.

Kết hợp giữa điều trị nội khoa và các phương pháo vật lý trị liệu sẽ cho kết quả tốt hơn. Trường hợp bệnh quá nặng mới cần tiến hành phẫu thuật.

5. Chụp cộng hưởng từ thoát vị đĩa đệm ở đâu

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến nhất hiện nay được nhiều phòng khám, bệnh viện đưa vào sử dụng. 


Tác giả: Vy An