Chứng trào ngược axit là một hiện tượng axit dạ dày - thành phần giúp tiêu hóa thức ăn được đẩy trở lại vào thực quản và gây ra ợ nóng. Trào ngược axit dạ dày thường gây cảm giác nóng rát ở vùng ngực, cảm giác này phát ra từ dạ dày lên đến giữa ngực hoặc cổ họng, điều này còn được gọi chung là ợ nóng.
Trào ngược axit dạ dày thường gây cảm giác nóng rát ở vùng ngực (nguồn ảnh: Đời sống pháp luật)
Theo thống kê, có hơn một nửa trẻ em trải qua chứng trào ngược axit dạ dày trong 3 tháng đầu đời.
Trào ngược viêm thực quản là một dạng liên quan của trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân là do axit dạ dày đọng lại trên thực quản, làm hỏng các mô trong thực quản. Bệnh thường gây ợ nóng và có thể trở thành mãn tính.
Là bệnh tiêu hóa dạng mãn tính có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em. Thông thường, trào ngược dạ dày thực quản dùng để chỉ một tình trạng phản xạ của cơ thể không nghiêm trọng. Khi mà tình trạng này xuất hiện thường xuyên nhiều hơn 2 lần mỗi tuần, nó được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Béo phì có thể liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược axit dạ dày. Mỡ tích tụ quanh vùng bụng gây áp lực lên dạ dày làm cho axit trở lại thực quản, gây cảm giác nóng rát.
Béo phì có thể liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược axit dạ dày (nguồn ảnh: Hello Bacsi)
- Ăn đêm muộn. Thông thường, rất nhiều axit được sản xuất trong dạ dày sau khi chúng ta ăn. Vì vậy, nếu bạn ăn sát giờ ngủ, các axit này sẽ trào lên ống thực phẩm, do đó gây ra axit.
- Thực phẩm cay làm tăng thêm axit trong dạ dày và làm giảm áp lực thực quản trực tiếp dẫn đến nguyên nhân gây trào ngược axit dạ dày. Các loại thức uống khác như trà, cà phê và đồ uống có cồn, nước soda... cũng gây ra hiện tượng này.
- Hút thuốc. Nicotine, một thành phần chính của thuốc lá làm giãn cơ, tăng nguy cơ axit dạ dày lên thực quản, do đó gây trào ngược axit có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp có xu hướng sản sinh ra nhiều axit hơn trong dạ dày và cũng làm giảm dung tích van phân cách đường ống thực quản và dạ dày để mở và đóng hiệu quả, do đó trực tiếp dẫn đến chứng trào ngược axit dạ dày.
- Tiêu thụ thực phẩm béo. Thực phẩm có nhiều chất béo như khoai tây chiên, bơ, kem, thịt lợn hoặc thịt cừu có thể gây ra trào ngược axit. Những thực phẩm này làm giãn và đẩy axit từ dạ dày lên thực quản.
- Trái cây giàu vitamin C. Một số loại trái cây có múi như chanh, cam, quýt và bưởi có chứa axit axetic, vì vậy tiêu thụ quá nhiều những quả này cũng có thể gây trào ngược axit.
- Sôcôla. Sôcôla chứa một thành phần methylxanthine, giúp giãn cơ trơn và làm tăng axit dạ dày. Khi tình trạng này không được kiểm soát, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác như GERD, buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu.
Sống với tình trạng trào ngược dạ dày là tương đối bất tiện, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và thói quen ăn uống của bạn.
Tuy nhiên, có một số biện pháp đơn giản có thể dùng để kiểm soát tình trạng này bằng cách điều trị trào ngược axit dạ dày sau:
- Ngừng hút thuốc
Phòng tránh chứng trào ngược axit dạ dày bằng cách ngừng hút thuốc lá (nguồn ảnh: Hello Bacsi)
- Ngừng hoặc hạn chế uống rượu
- Ăn ít chất béo
- Tránh các loại đồ ăn thức uống có liên quan (đồ uống có gas, cà phê hoặc sô cô la)
- Giảm cân nặng về mức lành mạnh
- Ngủ ở nhiều tư thế khác nhau
- Sử dụng thuốc hoặc các chất kháng axit
- Dùng các loại thuốc chống trào ngược
- Phẫu thuật (chỉ khi tình trạng nghiêm trọng)
Đừng xem nhẹ chứng trào ngược axit dạ dày không bạn sẽ phải trả giá đó.