Khái niệm chứng khí huyết đều hư trong Y học cổ truyền dùng để chỉ những bất túc, hóa nguyên thiếu thốn, khí không sinh huyết của nguyên khí trong cơ thể, khiến cho cả Khí và Huyết đều bị hao tổn, tạo nên cơ sở vật chất của hoạt động sinh mạng con người bất túc, biểu hiện ra bên ngoài là khả năng hoạt động của Tạng Phủ bị giảm sút.
Nguyên nhân của chứng này phần nhiều do ăn uống mệt nhọc nội thương, ốm lâu không khỏi hoặc bị mất huyết hao khí gây nên. Nói cách khác, khi huyết đều hư xuất hiện là do cơ thể không khỏe mạnh trong một thời gian dài, ăn uống không khoa học và tinh thần bị căng thẳng,...
Khí huyết đều hư là gì? (Ảnh: Internet)
Để nhận biết chứng khí huyết đều hư, có thể dựa vào các triệu chứng như mỏi mệt tinh thần, hụt hơi, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, đánh trống ngực, khó ngủ, sắc mặt xanh xao hoặc trắng bệch, chân tay tê dại, sắc móng tay, móng chân nhạt, kinh nguyệt không đều, ít, sắc kinh nhạt, chất loãng, huyết băng lậu hạ, chất lưỡi non bệu, mạch Tế vô lực...
Trên lâm sàng, chứng Khí huyết đều hư có thể xuất hiện trong quá trình biến hóa của nhiều loại tật bệnh về khí hư hoặc huyết hư. Biểu hiện của khí huyết đều hư là khác nhau phụ thuộc vào sự khác nhau trong nguyên nhân gây bệnh, cơ chế hoạt động của bệnh và vị trí mắc bệnh. Cụ thể
- Trong bệnh Hư lao, chứng khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu là do hậu thiên không đều hoà, ốm lâu trong thời gian dài, không được bồi bổ, dẫn đến tổn thương Tỳ Vị, nguồn sinh hóa khí huyết bất túc.
Khí huyết đều hư trong trường hợp này khiến tinh thần mệt mỏi, mất sức, đoản hơi, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp, chán ăn, sút cân, chóng mặt buồn nôn lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhuyễn. Để điều trị khí huyết đều hư, cần điều lý Tỳ Vị, bồi bổ cả khí và huyết, có thể sử dụng bài thuốc Bát trân thang (Chính thể loại yếu) gia giảm.
Bắc trân thang dùng để bồi bổ khí huyết (Ảnh: Internet)
- Khí huyết đều hư do khí huyết bất túc gây ra tấu lý không kín đáo, ngoại tà dễ nhân cơ hội mà thâm nhập, như mục Huyết tý hư lao bệnh mạch chứng tính trị sách Kim quỹ yếu lược có nói "Hư lao là các loại bất túc, phong khí gây trăm tật, Thự dự hoàn chủ chữa bệnh ấy"
Khí huyết đều hư trong trường hợp này gây ra các triệu chứng gầy còm, sút cân, mệt mỏi, đoản hơi, hồi hộp, sức khỏe giảm sút, tay chân đau mỏi tê dại. Để điều trị điều trị khí huyết đều hư, nên phù chính khu tà, sử dụng bài Thự dự hoàn gia giảm.
- Trong bệnh Huyễn vậng, khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do Tỳ Vị vốn hư, khí huyết không lưu thông tốt, não không được nuôi dưỡng. Các triệu chứng khí huyết đều hư thường gặp: hoa mắt, chóng mặt, dễ mệt mỏi, sắc mặt xanh xao, không tươi, chán ăn, ngủ mê nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt mạch Tế.
Đê điều trị khí huyết đều hư, nên bổ dưỡng khí huyết, làm mạch trung thổ, cho uống bài Quy tỳ thang (Tế sinh phương) hoặc Bổ Trung ích khí thang (Tỳ vị luận) gia giảm.
Điều trị khí huyết đều hư trong Đông y (Ảnh: Internet)
- Trong bệnh Kinh quí chính xung, chứng khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do suy tư nhiều, lao thương Tâm Tỳ, Khí huyết hao tổn, huyết không dưỡng Tâm. Các biểu hiện khí huyết đều hư thường gặp: lo âu, mất ngủ, trí nhớ kém, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, lưỡi nhạt, mạch Tế.
Để điều trị khí huyết đều hư trong trường hợp này, nên bổ cả khí huyết, chữa cả Tâm Tỳ, chọn dùng bài Quy tỳ thang gia Chu sa, Long sĩ,...
- Trong bệnh "Bất mị", khí huyết đều hư xuất hiện do tư lự thương Tỳ, Tỳ huyết hao tổn, mất ngủ quanh năm. Các triệu chứng khí huyết đều hư thường gặp: ngủ mê, khó ngủ, hồi hộp, trí nhớ kém, mệt mỏi yếu sức, xanh xao, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch Tế Nhược.
Để điều trị khí huyết đều hư, nên ích khí sinh huyết, yên thần định trí, sử dụng bài Quy tỳ thang hoặc Dưỡng tâm thang (Chứng trị chuẩn thằng) gia giảm.
- Trong chứng Nuy, khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do tà nhiệt làm thương khí hao tân đến nỗi sự sinh hóa của Dương minh không phát huy được, tinh vi của thủy cốc không tưới khắp bốn phía, làm nhuận tôn cân để giữ chắc xương và lợi các khớp, Hơn nữa, Tỳ Vị hư yếu còn gây ra sự tàng huyết của Can bất túc, Can chủ về gân, Can huyết bất túc thì không nuôi dưỡng được gân mạch.
Khí huyết đều hư có biểu hiện chân tay yếu, hao mòn cơ bắp, chán ăn, tinh thần mỏi mệt, yếu sức, đau đầu chóng mặt, đắng miệng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng có màu vàng nhớt, mạch Tế Huyền.
Để điều trị khí huyết đều hư, sử dụng phép bổ trung ích khí, dưỡng huyết nhu Can, có thể dùng bài Bổ trung ích khí thang hoặc gia giảm Tứ vật thang (Y học chính truyền) gia giảm.
- Trong bệnh Tiện huyết, khí huyết đều hư xuất hiện chủ yếu do Tỳ Vị hư yếu, Tỳ không thống huyết, khí không nhiếp huyết, huyết tràn ra ở bên trong gây nên. Bệnh gây ra triệu chứng: đi ngoài ra phân đen, trướng đầy VỊ quản, đau đầu, choáng váng, tinh thần mỏi mệt, xanh xao, lưỡi nhạt, mạch Tế.
Dùng Quy Tỳ thang để điều trị khí huyết đều hư (Ảnh: Internet)
Đê điều trị khí huyết đều hư, nên ích khí nhiếp huyết, có thể sử dụng bài thuốc Quy Tỳ thang gia giảm.
- Ngoài ra, khí huyết đều hư có thể xuất hiện ở giai đoạn giữa hoặc cuối của tật bệnh mãn tính. Phụ nữ, những người có tiền sử bệnh huyết mãn tính, khí hư, huyết hư,... là những người dễ gặp chứng khí huyết đều hư hơn cả.