Dậy thì bao gồm sự tăng trưởng nhanh của cơ và xương, sự thay đổi hình dáng và kích thước cơ thể cùng với sự hình thành khả năng sinh sản, tâm sinh lý phát triển.
Bé gái thường bước vào tuổi dậy thì vào độ tuổi 10,5. Dấu hiệu đầu tiên dậy thì ở bé gái là khi ngực bắt đầu phát triển, xuất hiện cục nhỏ nhô lên ở núm vú. Đây cũng là thời điểm trẻ bắt đầu tăng trưởng chiều cao mạnh nhất. Trong khoảng nửa đến một năm sau, lông mu và lông nách bắt đâu phát triển. Vài năm tiếp theo, cơ quan sinh dục phát triển mạnh mẽ, dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khoảng 3 đến 4 năm, quá trình dậy thì ở trẻ được hoàn tất.
Bước vào tuổi dậy thì là thời gian quan trọng đối với cả bé trai và gái (Ảnh: Internet)
Bé trai thường bước vào độ tuổi dậy thì trung bình từ 11 - 12 tuổi. Dấu hiệu dậy thì đầu tiên là tăng kích thước tinh hoàn. Vài tháng sau, lông mu, lông nách bắt đầu mọc, tinh hoàn và dương vật tiếp tục phát triển. Việc tăng trưởng chiều cao và cơ bắp diễn ra sau đó khoảng 2-3 năm. Giai đoạn này trẻ phát triển chiều cao và thể lực mạnh nhất, với sự to ra của cánh tay, cẳng chân, ngực,.... Sau đó là các thay đổi như: vỡ giọng (giọng trầm hơn), có khả năng cương cứng và xuất tinh, mọc râu,... Sau thời gian này khoảng 3-4 năm, quá trình dậy thì hoàn tất.
Tuy nhiên, thời gian bước vào tuổi dậy thì ở mỗi người là không giống nhau. Đặc biệt, những năm gần đây, dấu hiệu dậy thì thường xuất hiện sớm hơn, đặc biệt là ở trẻ em gái.
Đọc thêm:
- Đâu là giải pháp giáo dục giới tính cho trẻ em?
- Cách cho trẻ ăn dặm sai lầm mà các mẹ hay mắc phải nhất
Tò mò về giới tính là bản năng tự nhiên của con người. Vì vậy, thay vì để trẻ e ngại thể hiện sự tò mò của mình và tự đi tìm hiểu từ những nguồn thông tin có thể không chính thống, độc hại, cha mẹ hãy là người trang bị những kiến thức đó cho trẻ. Hãy bắt đầu từ việc để trẻ hiểu được cơ thể mình, từ đó có các biện pháp để bảo vệ chính mình trong nhiều trường hợp khác nhau.
Giáo dục giới tính rất quan trọng trong giai đoạn bước vào tuổi dậy thì (Ảnh: Internet)
Làm sao để giữ gìn vệ sinh thân thể, tự nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ,.. là những điều cơ bản và hữu ích để trẻ có thể bắt đầu tự lo cho mình và những người xung quanh.
Dậy con vệ sinh cá nhân (Ảnh: afamily)
Dạy con giữ gìn vệ sinh chung (Ảnh: Internet)
Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều biến đổi, các bậc phụ huynh cũng nên cho con biết cách để duy trì một cơ thể khoẻ mạnh, một vóc dáng và làn da đẹp,...
Hướng dẫn con chăm sóc ngoại hình (Ảnh: Internet)
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ không chỉ thay đổi mạnh mẽ về thể chất mà tâm lí cũng biến đổi rất nhiều. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm hơn tới cảm xúc của con, vì đây là giai đoạn trẻ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Những thói quen tốt được hình thành trong giai đoạn này sẽ giúp con vững bước hơn trong tương lai và ngược lại.
Bước vào tuổi dậy thì, trẻ cũng có nhiều thay đổi về cảm xúc (Ảnh: Internet)
Do đó, việc chăm sóc, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ là rất quan trọng. Cha mẹ nên là gương tốt để con noi theo, từ trong những hành động nhỏ nhất. Ngoài ra, hãy dạy trẻ biết yêu thương, đồng cảm và trân trọng cuộc sống qua việc đọc sách, trồng cây, nuôi thú cưng,...
Khi con bước vào tuổi dậy thì là bước vào giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, vì vậy cha mẹ hãy dẫn dắt, đồng hành cùng con trong hành trình này, để cuộc sống của con thêm ý nghĩa hơn.