Theo lương y Vũ Quốc Trung quả bồ kết có nhiều tác dụng đặc biệt là tác dụng với các bệnh hô hấp. Quả bồ kết đốt lên hít có thể trị ngạt mũi, viêm xoang, ho dai dẳng có đờm
Câu chuyện của gia đình anh Trần Công Trường sống tại Hà Nội lúc nào cũng tích trữ một ít quả bồ kết trong nhà. Anh kể, vào mùa mưa, nồm ẩm anh lại đốt hai quả bồ kết để xông nhà, giúp căn phòng thơm hơn, không còn mùi ẩm mốc khó chịu.
Ngoài việc xông nhà, gia đình anh Trường còn sử dụng bồ kết khô đốt lên để trị ngạt mũi, viêm xoang. So với các loại tinh dầu, anh Trường cho rằng bồ kết vừa rẻ lại hiệu quả, lành tính.
Không chỉ riêng anh Trường mà anh Tuấn, sống tại Linh Đàm, Hà Nội cũng sử dụng bồ kết như một máy khử mùi trong không khí. Anh Tuấn là bác sĩ lâu năm, anh cho rằng, bồ kết rất hiệu quả trong việc trị nồm ẩm. Trong phòng thường có những vết rêt mốc trên tường, trần nhà...các vi khuẩn nấm mốc lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở mà mắt thường không thấy.
Việc vệ sinh nhà ở chỉ là một cách giảm độ ẩm trong phòng, vì nếu còn nấm mốc thì gia đình rất dễ bị dị ứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng...
Đọc thêm:
- Cách chữa viêm xoang tại nhà cực kỳ hiệu quả
Bồ kết được trồng hoặc mọc hoang ở nhiều nơi. Trước đây, bồ kết thường được dùng để gội đầu để sạch gàu, mượt tóc. Bồ kết đến mùa thu hoạch quả chín có thể phơi khô, bóc vỏ hạt, lấy vỏ quả để làm thuốc. Trong Đông y, bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, hơi có độc, vào kinh phế, đại tràng.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, bồ kết là cây gỗ cao đến 8m than có gai 2,3 nhành, đầu sắc nhọn màu đen còn gọi là tác giác thích, lé kép lông chim, có rãnh dọc, mỗi lá có từ 6 đến 8 đôi lá chẽn hình trứng. Hoa màu trắng mọc thành chum hình bông, quả giáp dài đến 14 cm, rộng 2 cm thẳng hoặc hơi cong. Trên mặt quả có phủ một lớp phần, khi già chín màu đen, mua thu hoạch vào tháng 10 – 11 trong năm.
Bồ kết chữa viêm xoang rất hiệu quả - Ảnh: Internet
Khi bị viêm xoang, ngạt mũi, khó thở, cảm cúm, bạn có thể sử dụng cách đốt quả bồ kết để ngửi. Tuy nhiên, cũng theo lương y, không nên lạm dụng việc đốt bồ kết, không nên đốt quá nhiều. Đối với những người khỏe mạnh chỉ cần dùng từ 3-4 quả đốt lên rồi cho khói xông mũi, 1 lát sau sẽ thông thoáng, dễ thở. Đối với trẻ nhỏ chỉ nên dùng 1-2 quả.
Ngoài việc điều trị ngạt mũi, viêm xoang...bồ kết còn là vị thuốc được dùng để trừ đờm, đờm nhiều và đặc. Trong trường hợp đờm ngưng đọng ở phế quản gây khó thở, khạc nhiều, ho khan, ho nhiều và nôn ra bãi đờm thì việc dùng bồ kết đốt lên rất hiệu quả. Người ta còn có thể dùng bồ kết để thông tia sữa, thông đại tiểu tiện bí kết, gây trung tiện, đặc biệt sau phẫu thuật.
Bồ kết còn được dùng để thông khiếu khi trúng phong, các khiếu bị vít không nói, không nghe được vì chất saponin của quả bồ kết có tác dụng kích thích niêm mạc đường hô hấp gây hắt hơi, tiêu đờm mà thông khiếu. Có thể dùng gai bồ kết kết hợp với vẩy tê tê làm thuốc chữa nhọt, ung thũng, hoặc trị bệnh huyết hấp trùng thể cấp tính. Cách dùng lấy 4 – 8 gram quả bồ kết bỏ hạt hoặc 2 – 4 gram bột
- Không dùng với phụ nữ đang mang thai, tuyệt đối không được dùng bồ kết (trái, lá, gai), vì trong bồ kết có chất tẩy rửa, tính acid nhẹ gây hưng phấn cổ tử cung dễ sinh non, sảy thai, và ảnh hưởng không tốt tới thai nhi dễ bị sinh con dị tật.
- Những người có tỳ vị yếu cũng không nên dùng bồ kết vì sẽ làm trướng bụng, tức bụng, bụng thường kêu óc ách, ăn uống khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, làm mất ngủ…
- Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, bệnh dạ dày, tá tràng cũng không nên dùng sẽ làm cho bệnh nặng thêm, vì trong hạt bồ kết có chất kích thích, tẩy rửa…