Bệnh viêm xoang là loại bệnh lý khá phổ biến ở nước ra, bệnh có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Do có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường mà nhiều người chù quan không phát hiện và điều trị dứt điểm, gây ra viêm xoang mạn tính và biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Ngày nay, y học hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị dứt điểm viêm xoang, bạn có thể đi khám bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên, những loại cây thuốc hay thực phẩm hàng ngày cũng là một loại kháng sinh đắc lực trong việc chống lại bệnh viêm xoang.
Dưới đây là kinh nghiệm chữa bệnh viêm xoang bằng 2 loại cây dại mọc nhiều ở các vùng quê do bạn đọc chia sẻ.
"Gia đình ở nông thôn, không có điều kiện đi khám bệnh nên dù thấy tôi hay sụt sịt, nước mũi chảy ra nhiều mọi người trong nhà vẫn chỉ nghĩ tôi bị sổ mũi thông thường và 1, 2 tuần sau sẽ khỏi. Không ai nghĩ tôi mắc bệnh. Lâu dần, tình trạng ấy của tôi kéo dài được 3 năm, từ khi tôi học lớp 9 cho đến khi học lớp 11.
Thấy con ngày nào cũng sụt sịt, nước mũi chảy ra nhiều đến nỗi đi đâu cũng phải mang theo khăn mùi xoa, bố mẹ tôi bắt đầu lo lắng. Họ sắp xếp công việc để đưa tôi đi khám và rồi tá hỏa khi nhận được tờ giấy kết luận của bác sỹ. Tôi bị viêm đa xoang mủ mạn tính.
Những loại cây thuốc hay thực phẩm hàng ngày cũng là một loại kháng sinh đắc lực trong việc phòng chống và chữa viêm xoang. (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
- Hướng dẫn cách rửa mũi đúng cách
Theo lời bác sỹ, mỗi tuần 3 lần (vì tôi đang đi học) bố mẹ phải đưa tôi lên bệnh viện Hòa Bình (Hải Dương) để hút dịch nhầy trong mũi, nhỏ thuốc và làm thêm vài phương pháp điều trị nữa. Nhà không có xe máy, họ phải thuê xe để chở tôi đi. Tôi cứ đi đi về về như thế trong cả tháng trời mà hiệu quả cũng chẳng được là bao.
Được 1 tháng sau khi ngưng thuốc, bệnh của tôi lại trở lại như trước khi đi viện. Dịch ở trong mũi tiết ra rất nhiều, có màu xanh như mủ và mùi tanh hôi rất khó chịu. Cả gia đình dường như đã hết hi vọng, tôi cũng chấp nhận sẽ sống chung với nó cho đến khi có thể kiếm đủ tiền lên bệnh viện tuyến trên điều trị.
Nhìn con gái tối ngày khổ sở với bệnh tật, mẹ tôi xót xa lắm. Nghe mọi người xung quanh mách về cách chữa viêm xoang đơn giản mà hiệu quả, nhiều người đã khỏi bằng cách dùng hoa tím của cây xuyến chi và hoa trắng của cây vòi voi, mẹ tôi bèn làm thử.
Cây hoa xuyến chi tím chữa viêm xoang (Ảnh: Internet)
Hàng ngày mẹ tôi đều đi tìm hai thứ ấy về và rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào giã cùng nhau, thêm vài ba hạt muối rồi chắt lấy nước cốt cho tôi chữa viêm xoang . Theo lời mẹ dặn, tôi rửa sạch hai cánh mũi bằng nước muối loãng pha ấm rồi lau khô trước khi nhỏ nước thuốc này vào.
Ban đầu nhỏ thứ thuốc ấy, tôi có cảm giác đau buốt không chỉ ở mũi mà lên đến cả đỉnh đầu. Có lẽ vì tôi đã bị viêm xoang khá nặng. Dần dần cảm giác đau buốt giảm hẳn, tôi không còn bị chảy nước mũi như trước nữa, nước mũi trong hơn và những vết xoang cũng liền lại.
Kiên trì chữa theo cách ấy hơn 1 tháng, ngày nào cũng nhỏ thuốc 5, 6 lần, tôi không còn bị sụt sịt và cũng không cần phải mang theo khăn mùi xoa nữa.
Chữa viêm xoang bằng cây vòi voi (Ảnh: Internet)
Mẹ tôi lo lắng tôi có thể sẽ bị tái phát lại sau khi chữa viêm xoang nên tiếp tục kiếm lá thuốc về làm cho tôi thêm 2 tuần nữa. Cũng có khi mẹ bận nên 2 ngày mới đi lấy 2 thứ hoa đó về được. Hai tháng liên tục làm theo cách ấy, tôi đã khỏi hẳn bệnh. Bây giờ dù có trái gió, trở trời, tôi cũng chẳng bị chảy nước mũi như trước đây. Cái kết luận viêm đa xoang mủ mạn tính chẳng còn ám ảnh được tôi nữa.
Nhớ lại những ngày ấy, tôi vẫn còn thấy sợ hãi. Một cô nữ sinh cấp 3, duyên dáng mà lúc nào cũng phải mang theo khăn mùi xoa chỉ để... lau nước mũi. Tôi đâu dám mơ một ngày mình sẽ khỏi bệnh, tự tin nói chuyện với mọi người mà không e ngại điều gì.
Bài thuốc chữa viêm xoang đơn giản, hai thứ hoa ấy cũng dễ tìm và khá phổ biến ở mỗi làng quê. Tôi muốn chia sẻ với bạn đọc, nhất là những ai đang bị viêm xoang như tôi trước đây có thể chữa cho bệnh khỏi hẳn và để viêm xoang không còn là nỗi khiếp sợ của nhiều người."
Trên đây là bài chia sẻ về phương thuốc chữa viêm xoang bằng những nguyên liệu, cây thuốc tự nhiên. Tuy nhiên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.