Chữa viêm da tiết bã như thế nào và cách phân biệt với bệnh gàu ra sao?

Chữa viêm da tiết bã như thế nào và cách phân biệt với bệnh gàu ra sao?
Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm da tiết bã thường dễ nhầm lẫn với bệnh gàu. Làm thế nào để phân biệt và đưa ra cách chữa viêm da tiết bã chính xác nhất?

Nhìn chung, viêm da tiết bã là loại bệnh có vảy khô trên nền da đỏ, hơi sần, bệnh cấp hoặc mãn tính. Bệnh có xu hướng di truyền do sự tác động qua lại của hormone, dinh dưỡng, stress và viêm nhiễm. Viêm da tiết bã thường khu trú ở vùng đầu, mặt, xương ức, bả vai, nếp gấp và vùng rốn.

Bệnh có thể hơi mẩn ngứa hoặc ngứa dữ dội tùy vào tình trạng tổn thương của da. Đặc điểm này khiến viêm da tiết bã thường bị nhầm lẫn với bệnh gàu. Các nếp gấp có thể nhờn hoặc khô, bong tróc các vảy vàng nhờn. Với những bệnh nhân HIV có sức đề kháng kém, HIV thường có nguy cơ lan rộng toàn cơ thể, hoặc viêm da tiết bã sẽ làm trầm trọng vết thương hơn so với người bình thường. Hiểu đúng về các đặc điểm này sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân tìm ra cách chữa viêm da tiết bã đúng đắn nhất.

Ảnh 1.

Bệnh gàu (Ảnh: Internet)

1. Cách phân biệt viêm da tiết bã và bệnh gàu

- Gàu là tình trạng tổn thương ở da tạo nên các vảy mỏng, màu trắng, không làm đỏ da ở vùng đầu.

- Viêm da tiết bã biểu hiện ở vùng mặt, đầu, ngực, lưng… gây đỏ da, mẩn ngứa.

2 bệnh này cũng thường bị nhầm lẫn với nhiễm nấm - thường bị ở sau tai, rãnh mũi má. Vì vậy khi có biểu hiện ngứa da, có vảy bong tróc, người bệnh cần làm xét nghiệm kỹ càng để xác định bệnh và có phương án điều trị đúng đắn.

Ảnh 2.

Viêm da tiết bã thường bị nhầm với bệnh gàu (Ảnh: Internet).

2. Cách chữa viêm da tiết bã

2.1. Với tổn thương vùng da mặt

Da mặt là vùng rất nhạy cảm, bệnh nhân chỉ nên dùng các loại xà phòng nhẹ để không làm kích ứng da. Có thể dùng corticosteroid nhẹ (hydrocrtison, aclometason, đôi khi dùng desonid) theo đợt và không bôi vào vùng mắt. Nếu phương án này không khả thi, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng kem ketoconazol (Nizoral) 2%, bôi ngày 2 lần, liên tục trong 4 tuần.

Ảnh 3.

Corticosteroid kem nồng độ nhẹ là lựa chọn của nhiều người, có công dụng chữa viêm da tiết bã (Ảnh: Internet).

2.2. Với tổn thương vùng da đầu

Trước hết nên thay đổi loại dầu gội phù hợp với tình trạng bệnh viêm da tiết bã ở bệnh nhân. Loại có chứa hắc ín, selenium hoặc kẽm pyrithion đều phù hợp dùng hằng ngày, ketoconazol thì dùng 2 lần 1 tuần.

Nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng dung dịch hoặc thuốc xịt tóc chứa corticosteroid 60ml pha chế, dùng 2 lần 1 ngày để tránh miễn dịch nhanh.

Đối với bệnh nhân không đáp ứng điều trị có thể dùng dịch treo selenium sulfide 2.5% dùng 1 lần như dầu gội.

Bên cạnh đó, khi gội đầu, bệnh nhân chỉ massage nhẹ nhàng da đầu bằng phần thịt đầu ngón tay, không dùng móng. Sau đó gội bằng dầu lại lần 2, không gãi, chỉ ủ trên đầu 5-10 phút để vảy da đầu bong tự nhiên.

Ảnh 4.

Chỉ nên massage da đầu nhẹ nhàng bằng phần đầu ngón tay (Ảnh: Internet).

2.3. Với tổn thương ở vùng kẽ

Người bệnh nên tránh các loại mỡ nhờn để bôi lên da. Chỉ nên dùng kem hoặc dung dịch steroid nhẹ 2 lần/ngày, dùng trong 5-7 ngày, nhắc lại trong 1-2 tuần tiếp theo nếu cần thiết.

Nên điều trị viêm da tiết bã được dứt điểm để tránh bệnh tái phát nhiều lần, nhất là cần sự kiên trì, bình tĩnh, lạc quan từ tinh thần người bệnh. 

Thông thường, người mắc viêm da tiết bã sẽ không quá ngứa nhưng cũng 1 số trường hợp bị ngứa rất khó chịu. Khi càng nóng, tiết mồ hôi nhiều thì mức độ ngứa càng tăng lên. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, vảy da xuất hiện dày hơn, trải đều ở sau tai, trong ống tai, sống mũi, quanh mũi, cung lông mày, ngực và vai.

Bệnh viêm da tiết bã là 1 bệnh mãn tính, tuy đã tìm hiểu được các yếu tố dẫn đến bệnh nhưng làm thế nào để xác định nguyên nhân chính xác thì khoa học vẫn chưa làm được. 

Tác giả: Thanh Hương