Cần biết những điều này trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Cần biết những điều này trước khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp ở những người đang trong độ tuổi lao động. Vậy khám và chữa thoát vị đĩa đệm cần chú ý những gì?

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm tại vị trí đốt sống cổ bị di chuyển ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh cột sống cổ. Khi cột sống cổ bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nên các triệu chứng đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó thoát vị đĩa đệm xảy ra ở C6-C7 chiếm 60% đến 75%, thoát vị đĩa đệm ở C5-C6 chiếm khoảng 20%-30%.

Nếu bạn đang phân vân không biết khám thoát vị đĩa đệm và chữa bệnh ở đâu là tốt nhất hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây:

Để trả lời được câu hỏi "chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?", bệnh nhân cần xem lại 2 vấn đề sau đây.

2. Khi nào nên đi khám và chữa thoát vị đĩa đệm?

Khi gặp các triệu chứng sau, người bệnh nên chủ động đi khám để có phương án chữa thoát vị đĩa đệm kịp thời:

- Đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng: các đơn đau có thể dữ đội hoặc âm ỉ kéo dài, sau đó lan xuống vùng mông, đùi, chân và ngón chân. Cơ đau cảm nhận rõ khi người bệnh đi lại, vận động mạnh, giảm đau khi nằm nghỉ

- Đau khiến người bệnh ngại vận động, thời gian dài, các cơ không được hoạt động dẫn đến teo cơ, teo hai chân, đi lại khó khăn

- Xuất hiện cảm giác tê giống như kiến bò từ mông sau đó lan dần ra phía sau hay 1 bên chân. 

- Đau thần kinh tọa, đau tăng khi ngồi, hắt hơi hoặc ho.

3. Những điều kiện cần có của một cơ sở y tế khám chữa thoát vị đĩa đệm uy tín

Khi đi khám bạn cần lưu ý những điều sau:

3. 1. Có uy tín trong khám và điều trị bệnh cột sống, thoát vị đĩa đệm

Nơi bạn khám phải có uy tín về chuyên môn nhất định, có chuyên khoa về xương khớp đồng thời có cả các chuyên khoa kết hợp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay phục hồi chức năng, vật lý trị liệu...

3. 2. Có đội ngũ chuyên gia giỏi về bệnh thần kinh cột sống, xương khớp

Đơn vị cần phải có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn giỏi đã từng khám và điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc bệnh lý về xương khớp, cột sống.

3. 3. Có hệ thống trang thiết bị hiện đại hỗ trợ chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Đơn vị khám chữa bệnh phải có cơ sở vật chất, máy móc hiện đại để đáp ứng quá trình thăm khám chẩn đoán cho người bệnh như: máy chụp X-Quang, Máy chụp cộng hưởng từ (MRI),Máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy (CT-Scan). Ngoài ra, có thể cần thêm máy xét nghiệm máu để chẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn.

3. 4. Kết nối đồng bộ với chuyên khoa phục hồi chức năng, hỗ trợ sau điều trị

Nếu cơ sở khám chữa có kết hợp các chuyên khoa với nhau đầy đủ cả điều trị nội khoa, ngoại khoa, đông y và phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân điều trị thuận tiện và hiệu quả cao hơn.

4. Nên đi khám thoát vị đĩa đệm ở đâu?

4.1. Khám tại Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện

Hiện nay nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng có đầy đủ các loại máy móc hiện đại để chẩn đoán và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ ở Khoa khám bệnh sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Ngoài ra bệnh viện huyện cũng có thể hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân gặp các bệnh lý cột sống ở mức độ nhẹ.

- Ưu điểm:

Không mất thời gian, tiền bạc đi lại, phù hợp với đối tượng thăm khám ban đầu. Rất tiết kiệm nếu như bệnh nhân có bảo hiểm đúng tuyến điều trị ban đầu.

- Nhược điểm:

Thiếu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi về xương khớp, cột sống. Trang thiết bị y tế còn hạn chế. Chưa hỗ trợ các phương pháp chữa trị bằng công nghệ cao.

4.2. Khám tại bệnh viện tuyến tỉnh

Người bệnh có thể tới thăm khám tại Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc tại bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình tuyến tỉnh.

- Ưu điểm:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ. Có thể lựa chọn cách thăm khám và điều trị khác nhau như: nội khoa, đông y, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu…và phẫu .

- Nhược điểm:

Chưa được hỗ trợ nhiều về chuyên môn như mổ nội soi, điều trị công nghệ cao. Nếu bệnh nhân bị nặng vẫn phải chuyển lên tuyến trung ương.

4.3. Khám các bệnh viện chuyên sâu chữa thoát vị đĩa đệm cột sống ở Hà Nội

Bệnh nhân ở các tỉnh xa Hà Nội có thể lựa chọn khám bệnh tại các bệnh viện có chuyên khoa Cột sống uy tín tại Hà Nội. Nếu việc đi lại hay chi phí không phải là trở ngại đối với bệnh nhân. Như vậy, người bệnh sẽ được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị tốt hơn tuyến dưới.

- Ưu điểm:

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, có kinh nghiệm

Đầy đủ máy móc, trang thiết bị hỗ trợ

Có nhiều sự lựa chọn điều trị thăm khám cho bệnh nhân

Đáp ứng yêu cầu thăm khám, điều trị cho mọi đối tượng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

- Nhược điểm:

Bệnh nhân động, thường xuyên quá tải

Phải hẹn lịch khám

Chi phí cao, tốn kém

Bệnh nhân bảo hiểm cần chuyển đúng tuyến.

5. Lưu ý về thực trạng khám và điều trị thoát vị đĩa đệm

5.1. Khó lựa chọn cơ sở khám và điều trị

Bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ các cơ sở khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm để lựa chọn được cơ sở uy tín để chữa trị một cách hiệu quả nhất.

5.2. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau khó chọn phương pháp phù hợp

Có nhiều phương pháp điều trị như điều trị nội khoa, ngoại khoa. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.

6. Kết luận chung

Để bảo vệ sức khỏe và tránh tiền mất, tật mang, chúng tôi khuyên bệnh nhân cần thực hiện theo các bước sau khi đi khám:

6.1. Đi khám bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kỹ càng

Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý điều trị tại nhà.

6.2. Tiến hành chụp chiếu, xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ

Nên chọn các biện pháp chuẩn đoán chính xác bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ như: chụp XQuang, Chụp cắt lớp vi tính, đặc biệt là Chụp cộng hưởng từ sẽ đánh giá chính xác mức độ thoát vị đĩa đệm.

6.3. Nghe bác sĩ tư vấn kỹ càng đề hiểu chính xác thực trạng bệnh của mình và chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn sau khi nhận được kết quả. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.

6.4. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để tiến hành điều trị

Bệnh nhân nên lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh. Đó có thể là cơ sở thuộc tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương.


Tác giả: Vy An