Chữa nhiệt miệng hiệu quả vào mùa đông

Chữa nhiệt miệng hiệu quả vào mùa đông
Nhiệt miệng là triệu chứng không hề nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu mất cảm giác ăn uống. Tuy nhiên nếu biết cách khắc phục thì nhiệt miệng sẽ không còn khiến bạn khó chịu trong thời gian dài.

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở khoang miệng ở mọi lứa tuổi, giới tính. Lúc đầu là các mụn nước nhỏ sau đó gây viêm loét dạng hình tròn, bầu dục với đường kính từ 2 – 10 mm.

Nhiệt có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trong khoang miệng nhưng nhiệt miệng ở vùng lưỡi thường nhanh lành hơn so với nhiệt trên da miệng vì nó rất nhạy cảm và là bộ phận nhiều mạch máu. Vào mùa đông chúng ta thường ăn đồ ăn nóng và cay để làm ấm thân nhiệt nhưng nó lại dẫn đến hậu quả là nhiệt miệng dễ phát sinh hơn.

Chữa nhiệt miệng hiệu quả vào mùa đông - Ảnh 1.

Ảnh: Marrybaby

Tiến sĩ Eunjung Jo, nha sĩ tại Astor Smile Dental ở thành phố New York (Mỹ) đã đưa ra một số giải pháp tránh làm nhiệt miệng trầm trọng hơn như sau:

1. Tránh đồ ăn nóng, cay

Trong khi nhiệt miệng đã xuất hiện thì thứ bạn phải tránh xa là những đồ ăn xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn quá lạnh. Nhiệt độ có thể làm bỏng miệng và lưỡi cũng như làm nhiệt miệng loét nặng hơn.

2. Ăn thực phẩm mềm

Tiến sĩ Jo nói nên ăn những đồ ăn mềm và không có chất gây nóng bỏng da. Điều này có nghĩa là những loại như khoai tây chiên, những thực phẩm ăn sẵn không nên có trong thực đơn.

Ngoài ra, bạn nên ăn những thực phẩm lành mạnh như sữa chua và đồ uống trái cây.

3. Tránh xa đồ uống nhiều axit

Tiến sĩ Eunjung Jo cũng cảnh báo cà phê, rượu vang hay nước giải khát phải được loại bỏ khỏi thực đơn trong ít nhất hai ngày khi bạn đang bị nhiệt miệng. Các loại thức uống này đều có tính axit gây kích ứng da nên trì hoãn quá trình hồi phục của nhiệt miệng.

Lưu ý, khi bị nhiệt mình bạn cần làm sạch khoang miệng sạch sẽ, tuy nhiên tránh làm tổn thương niêm mạc khi đánh răng và vệ sinh lưỡi nhé. Bạn cũng nên sử dụng chỉ nha khoa và nước xúc miệng hay nước muối để loại bỏ triệt để vi khuẩn. 

Chữa nhiệt miệng hiệu quả vào mùa đông - Ảnh 2.

Ảnh: Yeutre

4. Dùng thuốc điều trị nhiệt miệng 

Nhiệt miệng có thể điều trị bằng thuốc rất hiệu quả có thể hỏi mua ở quầy thuốc nhưng tốt nhất thì nên đến cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày cho cơ thể. Theo nghiên cứu vitamin B12 có tác dụng chữa nhiệt miệng, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát kể cả với những người không thiếu vitamin. 

Đồng thời, uống nhiều nước để điều hoà cơ thể, đặc biệt là uống nước cam. Vitamin c trong cam có thể ngăn ngừa bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm . Đừng quên sử dụng nước miếng để súc miệng hàng ngày, bởi nước miếng có tính sát khuẩn cao  và giúp các vết loét nhanh chóng lành bạn nhé! 

Theo DailyMail

Tác giả: Huyền Trang