Chửa ngoài dạ con là gì? Triệu chứng và nguyên nhân chửa ngoài dạ con mà mọi phụ nữ đều cần biết

Chửa ngoài dạ con là gì? Triệu chứng và nguyên nhân chửa ngoài dạ con mà mọi phụ nữ đều cần biết
Chửa ngoài dạ con là tình trạng không ai mong muốn nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí thai phụ mất mạng. Đọc bài viết dưới để biết nguyên nhân chửa ngoài dạ con.

Chửa ngoài dạ con là bệnh lý cấp tính, khi vỡ có thể mất tính mạng của thai phụ. Việc trang bị những kiến thức cơ bản với những kiến thức về mang thai ngoài tử cung trước khi sinh sản là điều cần thiết đối với tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản.

1. Chửa ngoài dạ con là gì?

Chửa ngoài dạ con hay còn có tên gọi khác là thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại thực hiện ở những vị trí khác như: vòi trứng, ổ bụng, cổ tử cung. Hiện tượng này thường xảy ra ở nữ giới bị hẹp, dị tật ống dẫn trứng bẩm sinh hay đã từng phẫu thuật có liên quan đến ống dẫn trứng.

Đây là một biến chứng thai kỳ, khi trứng được thụ tinh nhưng lại làm tổ và phát triển ở ngoài buồng tử cung.

Chửa ngoài tử cung có thể xuất hiện ở vòi trứng (tỉ lệ chiếm 95 – 98%), buồng trứng, trong ống cổ tử cung, ở vết mổ cũ lấy thai và trong ổ bụng. Và thai ở buồng trứng và trong ổ bụng rất hiếm gặp. Hiện tượng này thường chiếm tỷ lệ 1 – 2% kỳ thai nghén. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong sản khoa ở 3 tháng đầu thai kỳ. Phụ nữ có thai ngoài tử cung một lần thì khả năng bị lại là 10%, nếu có thai ngoài tử cung 2 lần thì tỉ lệ là 25%.

Nguyên nhân chửa ngoài dạ con, triệu chứng và các biện pháp điều trị - Ảnh 1.

Hình ảnh siêu âm thai ngoài tử cung (Nguồn: Internet)

2. Nguyên nhân chửa ngoài dạ con

Khoảng 50% phụ nữ bị chửa ngoài dạ con mà không có các yếu tố nguy cơ. Nguyên nhân thai ngoài tử cung còn lại do chậm cuộc hành trình của trứng qua vòi trứng để vào buồng tử cung. Chủ yếu gặp là do biến dạng và thay đổi nhu động vòi trứng:

- Viêm vòi trứng.

- Các khối u trong lòng hay bên ngoài đè ép.

- Dị dạng vòi trứng hay vòi trứng bị co thắt bất thường.

- Xơ dính do phẫu thuật đã thực hiện trước đó trên vòi trứng, các phẫu thuật vùng bụng hoặc hậu quả của lạc nội mạc tử cung.

- Tiền sử vô sinh.

- Thuốc ngừa thai đơn thuần progestin.

- Tiền sử hút thuốc lá.

- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như kích thích rụng trứng bằng Gonadotropin, thụ tinh trong ống nghiệm…

3. Triệu chứng mang thai ngoài tử cung

Sau khi quan hệ tình dục từ 1 - 2 tuần, trứng sẽ được thụ tinh và đi xuống buồng tử cung để làm tổ. Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? Nếu phát hiện thấy bản thân có dấu hiệu mang thai nhưng khi đi siêu âm không thấy túi thai ở trong buồng tử cung thì có thể đã chửa ngoài dạ con. Sau đây là một số triệu chứng để biết rõ tình trạng này:

Dấu hiệu chửa ngoài tử cung sớm, trung bình sau 5-10 ngày quan hệ, quy trình thụ thai xảy ra, thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Do đó, nếu có các dấu hiệu mang thai nhưng siêu âm thai vẫn chưa thấy hình ảnh túi thai cần cân nhắc đến hiện tượng thai ngoài tử cung.

Ốm nghén và mất kinh: Chửa ngoài dạ con cũng có những biểu hiện của giai đoạn đầu mang thai. Kinh bị trễ, không thấy kinh, thử bằng que thử vẫn 2 vạch như bình thường. Thêm vào đó, thai phụ cũng có những dấu hiệu của ốm nghén, người mệt, chán ăn, ngực căng tức, sợ những mùi lạ…

Chảy máu âm đạo bất thường: Đây là triệu chứng cảnh báo cần phải lưu ý của mang thai ngoài tử cung. Việc ra chút máu ở vùng kín đôi khi nhiều người không để ý hay nhầm tưởng là dấu hiệu có thai chứ không nghĩ là cảnh báo sảy thai hay chửa ngoài dạ con Tuy nhiên khi ống dẫn trứng bị vỡ, thai phụ sẽ bị chảy máu ồ ạt ở âm đạo.

Đau bụng dưới: Có thể bị những cơn đau đột ngột dữ dội, hay đau âm ỉ, có thể liên tục hoặc ngắt quãng.

Đau vai: Thông thường những trường hợp thai ngoài tử cung có chảy máu trong sẽ gây áp lực lên cơ hoành, dẫn đến những cơn đau lan lên vai phải.

Các triệu chứng choáng: Thai phụ có thể mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất xỉu do mất máu trong những trường hợp thai ngoài tử cung vỡ choáng. Trong những trường hợp này phải được phẫu thuật cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân chửa ngoài dạ con, triệu chứng và các biện pháp điều trị - Ảnh 2.

Triệu chứng của mang thai ngoài tử cung là đau bụng dưới (Nguồn: Internet)

4. Biến chứng nguy hiểm của chửa ngoài tử cung

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung đối với phụ nữ rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả hai mẹ con. Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

- Chửa ngoài dạ con vỡ gây xuất huyết trong ổ bụng:

Vị trí làm tổ của thai sai vị trí, do đó khi thai phát triển để lấy nguồn dinh dưỡng từ mẹ thì các gai nhau buộc phải phá hủy cấu trúc mà thai đang bám vào làm tổ. Phần lớn các trường hợp chửa ngoài dạ con là thai làm tổ ở ống dẫn trứng, tổ chức này có tính chất mỏng nên khi gặp hiện tượng thai nằm sai vị trí thì gây rong huyết. Máu chảy nhiều có màu đen, chảy từng ít một.

Bên cạnh đó, bào thai có thể vỡ bất cứ lúc nào, khi thai vỡ làm máu chảy ồ ạt, đau bụng dữ dội có thể khiến thai phụ ngất xỉu do mất máu nhiều, da xanh tái, mạch đập nhanh, khó bắt huyết áp. Thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

- Nguy cơ cao tái phát:

Nguy cơ cao tái phát hiện tượng này là do thai phụ đã có tiền sử gặp thai ngoài tử cung. Bên cạnh đó, chửa ngoài dạ con rất khó giải quyết triệt để do bị các bệnh liên quan như: viêm nhiễm, u xơ, đặt vòng,…

- Có nguy cơ vô sinh cao:

Tỷ lệ vô sinh khi gặp tình trạng này khác cao do phát hiện muộn đến lúc thai vỡ thì toàn bộ cấu trúc của tổ chức mà thai bám vào sẽ đều bị phá hủy.

Khi thai nằm ở ống dẫn trứng thì sẽ được xử lý theo yêu cầu của bác sĩ, ngay cả đối với những vị trí khác nếu có phát hiện sớm điều trị kịp thời thì khả năng sinh sản cũng khó hồi phục, lý do vì quá trình nội soi lấy bào thai sẽ tác động lên ống dẫn trứng gây sẹo từ đó tác động đến quá trình gặp trứng của tinh trùng và chức năng làm tổ và nguy cơ tái phát trở lại.

- Thai chết lưu ảnh hưởng đến tính mạng thai phụ:

Nếu thai chết lưu không kịp thời xử lý thì bào thai sẽ phân hủy ngay bên trong cơ thể mẹ. Từ đó cơ thể sẽ sản sinh ra hàng triệu vi trùng gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục, thậm chí còn gây nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng người mẹ.

=>> Bạn có thể đọc thêm bài viết về tình trạng lưu thai qua bài viết: Lưu thai là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu chết thai lưu

5. Biện pháp điều trị thai ngoài tử cung

Đối với quá trình điều trị mang thai ngoài tử cung, hiện nay có hai phương pháp điều trị là điều trị nội khoa và ngoại khoa:

- Điều trị nội khoa:

Sử dụng thuốc là cách thức đầu tiên được áp dụng, thuốc ngăn sự tiến triển của bào thai, làm chết phôi thai, giúp hệ thống cơ thể tự động đào thải thai ra ngoài. Thuốc không ảnh hưởng đến ống dẫn trứng, nhưng thai phụ sẽ khó có thể thụ thai sau vài tháng dùng thuốc. Thuốc được dùng để điều trị là Methotrexate.

- Điều trị ngoại khoa:

Khi bào thai ở ngoài tử cung chưa bị vỡ hoặc mới bị rỉ máu thì có thể tiến hành bằng phương pháp mổ nội soi. Tuy nhiên nếu bào thai đã vỡ hay máu rỉ nhiều thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp mổ mở.

Nguyên nhân chửa ngoài dạ con, triệu chứng và các biện pháp điều trị - Ảnh 3.

Phương pháp mổ nội soi đối với phụ nữ mang thai ngoài tử cung (Nguồn: Internet)

6. Các câu hỏi thường gặp về chửa ngoài tử cung

- Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Nhiều người thắc mắc liệu mang thai ngoài tử cung có thể sinh được không thì câu trả lời là không. Thực tế cho biết không thể di chuyển được thai nên việc tự sinh là không thể mà bắt buộc phải dùng các phương pháp để bỏ thai ngoài tử cung. Việc chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình trạng của thai phụ. 2 phương pháp được sử dụng:

Phẫu thuật: Sử dụng trong trường hợp thai đã lớn, βhCG quá cao hoặc đã có tim thai. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành rạch những vết mổ nhỏ ở bụng dưới và sau đó đưa một máy quay nhỏ và dụng cụ qua những vết mổ này. Hình ảnh hiển thị giúp bác sĩ nhìn thấy những gì đang xảy ra bên trong cơ thể mà không cần rạch vết mổ lớn. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các mô ngoài tử cung và bất kỳ bộ phận nào bị hư hỏng.

Dùng thuốc: Nếu thai ngoài tử cung còn nhỏ thì có thể được chỉ định tiêm methotrexate. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, bào thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được giữ nguyên. Phác đồ đa liều hay đơn liều còn thuộc vào nồng độ βhCG ban đầu và thai phụ sẽ được theo dõi đến khi βhCG về âm tính.

- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Hiện nay chưa có câu trả lời chính xác do còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Cơ quan làm tổ: vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Nơi của vòi trứng thường hẹp hơn ở buồng trứng hoặc ổ bụng nên thời gian vỡ có thể sẽ nhanh hơn.

Kích thước của vị trí thai làm tổ: Mỗi thai phụ có một cơ địa cơ thể khác nhau nên kích thước của buồng trứng, vòi trứng cũng khác nhau.

Sự phát triển của thai nhi không giống nhau.

- Mổ thai ngoài tử cung có sinh thường được không?

Có sinh thường được có việc mổ thai ngoài tử cung không ảnh hưởng tới tử cung.

- Có thai ngoài tử cung thử que được không?

Chỉ cần có thai là nước tiểu chắc chắn có chứa hormone này. Vì thế, chửa ngoài dạ con khi thử que vẫn lên 2 vạch. Tuy nhiên, nồng độ hormone HCG ở thai phụ ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu giảm dần. Do đó với trường hợp này, khi thử thai sẽ thấy vạch thứ 2 lên mờ.

Trên đây bài viết đã nêu chi tiết nguyên nhân chửa ngoài dạ con, triệu chứng và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của người phụ nữ khi mang thai ngoài tử cung. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp phụ nữ nắm được những kiến thức cơ bản về kiến thức thai kỳ, mang thai ngoài tử cung để bảo vệ sức khỏe của mình.


Tác giả: Trang Lê