Da thường khô nẻ vào mùa đông (Ảnh: Internet)
Bạn Trần Thị Ngà (Lạng Sơn) chia sẻ: "Cứ mỗi khi trời hanh khô, em lại bị nẻ môi và mặt. Em đã sử dụng các loại sữa rửa mặt làm mềm da, kem bôi nhưng không hiệu quả mà còn khiến đau rát, ngứa thêm... " Em muốn hỏi loại thuốc nào có thể trị dứt điểm nẻ môi và mặt?
Khi bị nẻ, đa số chúng ta nghĩ ngay đến việc dùng thuốc và các loại kem bôi để chữa nẻ. Tuy nhiên, có một cách rất đơn giản và hiệu quả bạn có thể áp dụng:
- Tăng cường lượng nước cho da bằng cách bổ sung nhiều các trái cây, hoa quả tươi, rau xanh
- Uống nhiều nước hơn bình thường hàng ngày
- Mỗi ngày ủ mặt khoảng 1-2 phút bằng khăn ấm thấm nước để da bớt khô và căng 2-3 lần.
Nước, hoa quả tươi giúp cải thiện da nứt nẻ (Ảnh: Internet)
Có thể thái lát dưa chuột, của đậu hoặc cà chua để làm mặt nạ dưỡng da, sử dụng trước khi đi ngủ.
Khi ra ngoài trời trong thời tiết hanh khố nên đeo khẩu trang để hạn chế da bị tiếp xúc với ánh nắng, khói bụi, càng dễ khiến da bị nẻ nặng hơn.
Nên hạn chế sữa rửa mặt và xà phòng có nồng độ cồn hoặc tính tẩy rửa mạnh bởi chất tẩy rửa này khiến da mất chất nhờn nhanh hơn, da càng thêm khô nẻ.
Thường kem bôi nẻ khá lành tính, rất ít tác dụng phụ, tuy nhiên một số người vẫn gặp phải phản ứng với các trường hợp da nhạy cảm, có tiền sử dị ứng với thành phần trong kem.
Để phòng tránh trường hợp dị ứng kém nẻ, nên kiểm tra bằng cách bôi kem lên mu bàn tay trước 5p sau đó mới bôi lên mặt nếu không có phản ứng gì.
Không nên lựa chọn các sản phẩm chữa nẻ có mùi thơm hoặc chứa cồn vì có thể làm da thêm khô và có nguy cơ dị ứng.
Vaseline là sản phẩm chữa nẻ rất quen thuộc (Ảnh: Internet)
Sau khi làm sạch mặt, có thể bôi các sản phẩm dưỡng mềm da, dưỡng ẩm và chăm sóc da như dầu jojoba, vitamin E, dầu hướng dương và milk protein... thường được dùng như một sản phẩm dưỡng da, chống lão hóa và giữ ẩm cho da hiệu quả, ngăn chặn các triệu chứng như khô ráp, nhăn trong mùa hanh khô.
Cách tốt nhất bạn cần đi khám da liễu để được tư vấn và dùng các sản phẩm thích hợp với da của bản thân.
Các thuốc có chứa steroid như trangala, cortebios, chlorocid H và flucinar, fobancort, gentrisone hay diprosone tuyệt đối không được tự ý sử dụng bởi các thuốc này có tác dụng điều trị bệnh lí da liễu, không phỉa thuốc chữa nẻ.
Sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như nổi mụn trứng cá, da mặt sần sùi, khô tróc hay teo da...
(Tổng hợp)