Chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực, cách đơn giản nhưng cực hiệu quả

Chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực, cách đơn giản nhưng cực hiệu quả
Thông thường, nếu bạn chảy máu cam ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng những cách đơn giản nhưng cực hiệu quả và chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực là một mẹo hay bạn không nên bỏ qua.

1. Những điều chưa biết về cây cỏ mực

Cỏ mực có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae, còn được gọi là hạn liên thảo, cỏ nhọ nồi. Sở dĩ cỏ mực được gọi với cái tên này do khi vò nát cỏ sẽ chảy ra dòng nước có màu đen như mực. 

Cây cỏ mực phân bố rộng khắp các nơi từ bắc vào nam cây cao khoảng 60- 80cm mọc thẳng đứng, thân cây có màu đỏ tía hoặc màu lục có lông xung quanh. Lá cây mọc đối nhau cả 2 mặt lá đều có lông, hoa màu trắng hình đầu, thường mọc ở kẽ lá hoặc ở ngọn, cây có quả, quả dài khoảng 2-3mm có 3 cạnh…

Chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực, cách đơn giản nhưng cực hiệu quả - Ảnh 1.

Cỏ mực tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta

- Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị  ngọt, chua, tính mát, đi vào 2 kinh can và thận, với tác dụng lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, bổ thận âm. Cỏ mực thường được các thầy thuốc sử dụng để chữa các chứng xuất huyết nội tạng như thổ huyết do lao, chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, rong kinh, kiết lỵ, chấn thương chảy máu, sưng tấy lở loét,… và đặc biệt là chữa lành bệnh chảy máu cam.

- Còn theo các nghiên cứu hiện đại: Thành phần cây cỏ mực có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Loại cây này cũng được coi là giống như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của discumarin, chống chảy máu tử cung trên động vật thí nghiệm.

Ngoài ra, một số y thư cổ cũng công nhận khả năng cầm máu hiệu quả của loại thảo dược này, như:

+ Sách Nam dược thần hiệu: Cỏ mực dùng để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán. 

Chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực, cách đơn giản nhưng cực hiệu quả - Ảnh 2.

Khi bị chảy máu cam, đem giã nát một nắm cỏ nhọ nồi rồi đắp vào giữa mỏ ác và trên trán

+ Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực là "thuốc cầm máu nổi tiếng". 

+ Sách Đường bản thảo viết: Người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng.

Như vậy, hoàn toàn có thể dùng cỏ mực như một vị thuốc cầm máu, chữa chảy máu cam công hiệu. 

 2. Ba cách chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực 

Cách 1: Lấy một nắm cỏ mực tươi, cả cành lẫn lá đem ngâm rửa thật sạch. Sau đó vẩy nước hoặc để ráo hẳn rồi đem giã nát, vắt lấy nước để uống. Chỉ cần thực hiện vài lần chứng chảy máu cam sẽ khỏi hẳn.

 Cách 2: Dùng 20g cỏ mực thêm 20g hoa hòe sao đen cùng 16g cam thảo đất, tất cả các vị thuốc này cho vào ấm thêm nước đem sắc kĩ lấy nước. Chia nước thuốc uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang, cho đến khi khỏi hoàn toàn. 

Chữa chảy máu cam bằng cây cỏ mực, cách đơn giản nhưng cực hiệu quả - Ảnh 3.

Bài thuốc kết hợp giữa hoa hòe và cây cỏ mực rất hiệu quả trong điều chữa bệnh chảy máu cam

 Cách 3: Kết hợp dùng 30g cỏ mực cùng 15g lá sen và 10g trắc bá diệp. Cho các vị thuốc này vào nồi thêm lượng nước vừa phải đem đun sôi. Chia nước thuốc uống 3 lần sáng, trưa, chiều trong ngày. Dùng cho đến khi bệnh khỏi.  

Chú ý:

Người có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, phụ nữ mang thai thì không được sử dụng cỏ mực để chữa bệnh.

Tổng hợp

Tác giả: Lan Dương