Chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên

Chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên
Chữa bệnh khó ngủ giờ không chỉ dành cho người già, giờ đây, nhiều bạn trẻ cũng rất quan tâm tới việc chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên.

Chứng khó ngủ thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhất là từ từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, tình trạng mất ngủ còn dần dần lan tỏa tới người trẻ tuổi.

Việc khó ngủ khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng như tâm lý mất thăng bằng, hiệu suất công việc giảm sút, khẩu vị kém, hay quên, trầm cảm, lo âu, dễ cái gắt,… Ngoài ra, việc thiếu ngủ còn dẫn tới hàng loạt hậu quả sức khỏe nguy hiểm như đái tháo đường, đột quỵ, trầm cảm, nhồi máu cơ tim, béo phì, lo âu, Alzheimer, động kinh,… Ở bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng khó ngủ ở thanh niên cũng như các phương pháp để khắc phục chứng khó ngủ này. 

1. Nguyên nhân chứng khó ngủ ở thanh niên

Những nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi bao gồm:

- Mất cân bằng ức chế và hưng phấn: Thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ thiếu khoa học khiến hormone Melatonin (hormone quyết định giấc ngủ) rối loạn tạo ra chứng khó ngủ.

- Áp lực trong học tập, công việc: đầu óc luôn phải suy nghĩ, ảnh hưởng tới giấc ngủ.

- Công nghệ: sóng điện thoại, máy tính khi sử dụng đồ công nghệ gây hại cho thần kinh, nhức mỏi mắt,…dẫn đến mất ngủ.

- Sử dụng chất kích thích: thuốc lá, cà phê, rượu bia khiến bộ não hưng phấn, tỉnh tảo và không có cảm giác muốn ngủ.

- Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, không lành mạnh: ăn trước khi đi ngủ, ăn quá no, ăn quá nhiều gia vị, ... cũng là nguyên nhân gián tiếp gây nên bệnh khó ngủ ở thanh niên. Bởi việc thu nạp nhiều loại thức ăn khiến dạ dày và đường ruột phải hoạt động liên tục để tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Nếu ăn quá sát giờ đi ngủ hoặc ăn quá no sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, ợ chua, nóng bụng làm chúng ta khó ngủ. 

- Ngoài ra còn các nguyên do như suy nhược cơ thể, mắc các bệnh dị ứng, xương khớp, bệnh thần kinh,…

chữa bệnh thức đêm ngủ ngày

Bệnh khó ngủ ở thanh niên có xu hướng ngày càng tăng lên. (Ảnh: internet)

Đọc thêm:

11 điều nên biết về bệnh mất ngủ

Phải làm sao khi bị khó ngủ

2. Mỗi ngày ngủ bao nhiều là đủ?

Các tổ chức nghiên cứu giấc ngủ uy tín khuyến cáo mỗi độ tuổi lại có thời gian ngủ riêng: thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi): 8 – 10 tiếng/ngày; thanh niên (18 – 25 tuổi): 7 – 9 tiếng/ngày; người trưởng thành (26 – 64 tuổi): 7 – 9 tiếng/ngày; người già (trên 65 tuổi): 7 – 8 tiếng/ngày.

chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên

Chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên dần trở thành câu hỏi quen thuộc của nhiều bạn trẻ (Ảnh: Internet)

Bên cạnh việc ngủ đủ thời gian trung bình, ngủ sâu và ngon giấc cũng không kém phần quan trọng. Thậm chí, nhiều người còn đặt tiêu chí chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn cả thời gian ngủ.

Một buổi sáng thức dậy, thấy người khỏe, tinh thần phấn chấn, đầu óc minh mẫn, yêu đời là biểu hiện rõ rệt nhất bạn vừa trải qua một giấc ngủ chất lượng đêm qua.

3. Chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên thế nào?

cách khắc phục chứng mất ngủ

Để chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên, người trẻ cần điều chỉnh thời gian biểu, thư giãn tâm lý và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. (Ảnh: Internet)

Chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên hoàn toàn có thể khắc phục hiệu quản nếu biết điều chỉnh nhịp sinh hoạt và sắp xếp thời gian làm việc, học tập khoa học. Trái lại, nếu có biểu hiện khó ngủ mà không kịp thời điều chỉnh, tình trạng sẽ tiếp tục tái diễn. Khi đó, chứng khó ngủ có thể biến đổi thành chứng bệnh mãn tính. Vậy nên, phòng bệnh khó ngủ phải tiến hành ngay từ khi còn trẻ bằng các sinh hoạt và làm việc khoa học. 

Dưới đây là các cách khắc phục chứng mất ngủ ở thanh niên:

- Điều chỉnh thời gian biểu:

+ Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giờ

+ Tuyệt đối không ăn quá no và uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ

+ Tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày

+ Để nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát vừa phải, tránh quá nóng hoặc quá lạnh

+ Hạn chế mang những đồ vật có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ vào phòng như điện thoại, máy vi tính, tivi,...

+ Tắm nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 1-2 tiếng để cơ thể được thư giãn. Không nên tắm bằng nước lạnh hoặc tắm quá sát giờ đi ngủ

+ Khi lên giường, không nên làm gì. Nếu cảm thấy không thể ngủ được thì sau 10-15 phút hãy đứng dậy làm việc khác

- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

+ Không uống bia rượu, trà, cà phê vào buổi tối

+ Không nên ăn quá no vào buổi tối và nên ăn trước giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng đồng hồ

+ Hạn chế ăn đồ ăn khó tiêu như đồ hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh

+ Bổ sung nước và nước ép trái cây để cung cấp đầy đủ chất lỏng, khoáng chất và vitamin cho cơ thể

+ Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

+ Có thể uống một số loại trà như trà tim sen, trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc,.. để thư giãn thần kinh

+ Thường xuyên ăn một số món ăn giúp hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ như cháo đậu đỏ hạt sen, chè hạt sen long nhãn, giò heo hầm đậu,...

+ Đối với những người mất ngủ do chứng trào ngược dạ dày: nên sử dụng thuốc kháng H2/ức chế proton và ngủ kê cao gối để tránh tình trạng ợ hơi, ợ chua, nóng rát dạ dày và buồn nôn

- Thư giãn tâm lý

Để tâm lý thư giãn cũng là một trong những phương pháp chữa trị chứng khó ngủ ở người trẻ tuổi. Do đó, bạn không nên suy nghĩ đến những áp lực, căng thẳng trước khi đi ngủ. Không nên ngủ ngay khi vừa kết thúc công việc trí óc hoặc chân tay nặng nhọc. Thay vào đó, bạn nên trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện vui vẻ với người thân, đi dạo, làm việc nhẹ nhàng hoặc đọc sách trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn có thể ngồi thiền hoặc tập yoga để dễ ngủ hơn. 


Tác giả: Quang Anh