Công dụng của sả chanh trong phòng chống bệnh ung thư

Công dụng của sả chanh trong phòng chống bệnh ung thư
Công dụng của sả chanh trong việc giảm căng thẳng và chữa bệnh rất đáng được chú ý. Sả chanh có thể được dùng để pha trà hoặc sử dụng dưới dạng tinh dầu. Tuy nhiên, rất ít ai biết đến lợi ích của loại cây quý này.

Sả chanh là một loại thảo mộc tươi, có mùi thơm và được sử dụng rộng rãi để làm đồ uống hoặc tinh dầu. Đây được coi là một người bạn thân thiết của người Việt trong ẩm thực cũng như được sử dùng phổ biến để xua đuổi côn trùng. Tinh dầu sả chanh thường được dùng trong phương pháp trị liệu bằng hương thơm, làm thoáng khí, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Vậy sả chanh có những công dụng gì? Dưới đây là những công dụng của sả chanh bạn nên biết để áp dụng ngay vào cuộc sống hàng ngày, chắc chắn sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích không ngờ.

Công dụng của sả chanh

Từ lâu sả chanh đã được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch. Một trong những cách phổ biến nhất để phát huy công dụng của sả chanh là dùng dưới dạng trà, pha nước rất dễ uống và thơm ngon.

    1. Tác dụng chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu xuất bản trên Journal of Agriculture and Food Chemistry, cỏ sả chanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chất oxy hóa có tác dụng sẽ thu nhặt các gốc tự do trong cơ thể (đây chính là các nguyên nhân gây ra rất nhiều các loại bệnh tật).

Các chất chống oxy hóa có trong sả chanh bao gồm acid chlogenic, isoorientin, swertiajaponin giúp dự phòng các rối loạn tế bào ở bên trong động mạch vành của tim.

2. Tác dụng chống khuẩn

Một trong những công dụng của sả chanh phải kể đến là tác dụng chống khuẩn. Sả chanh có thể điều trị các tình trạng viêm và nhiễm trùng đường miệng. Theo một nghiên cứu in vitro năm 2012 được tiến hành bởi Viện Y học Anh Quốc (NIH), tinh dầu cỏ sả chanh có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans – loại vi khuẩn có thể gây sâu răng ở trong miệng. Ngoài ra, trong tinh dầu sả chanh còn có những ion bạc kết hợp với nhau để chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm trong môi trường invitro.

3. Khả năng chống viêm

Một bộ phận nào đó trên cơ thể bị viêm là nguyên nhân quan trọng gây ra rất nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm cả bệnh tim mạch và đột quỵ. Theo nghiên cứu, 2 thành phần chính có trong sả chanh là citral và geranial có tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự giải phóng của một số dấu hiệu gây viêm trong cơ thể.

Ảnh 3.

Sả chanh có thể dùng làm nước uống hoặc tinh dầu giúp thư giãn, giảm căng thẳng. (Ảnh: Internet)

4. Giảm nguy cơ ung thư

Một công dụng của sả chanh là giảm nguy cơ ung thư - căn bệnh đáng sợ mà ngày nay, số người mắc căn bệnh này đang gia tăng một cách chóng mặt. Sả chanh có chứa  citral - một chất được cho là có thể chống ung thư. Ngoài citral, thì sả chanh cũng chứa một số hợp chất có thể tham gia vào quá trình gây chết các tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có khả năng chống lại bệnh ung thư tốt hơn.

Trà từ cỏ sả chanh còn được sử dụng như một biện pháp phụ trợ trong quá trình hóa trị, xạ trị ung thư dwois sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

5. Công dụng của sả chanh trong việc lợi tiểu

Trong dân gian, sả chanh được biết đến như một loại thảo mộc có tác dụng lợi tiểu, tăng sự đào thải nước và muối khoáng có trong cơ thể. Thảo mộc lợi tiểu như sả chanh thường được sử dụng nếu như bạn bị suy tim, suy gan hoặc phù nề.

Nhiều người lo ngại về những tác dụng phụ của sả chanh, tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2001 đã đánh giá hiệu quả của sả chanh trên chuột và nhận xét rằng, sả chanh không có tác dụng phụ cũng như không gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Lợi ích này tương tự như trà xanh, chính vì vậy, người dùng yên tâm sử dụng sả chanh mà không cần lo ngại bất cứ hiểm họa nào.

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

6. Giảm huyết áp tâm thu

Trong một nghiên cứu quan sát năm 2012, 72 nam giới tình nguyện đã được cho sử dụng trà sả chanh hoặc trà xanh. Những người uống trà sả chanh cho thấy có dấu hiệu giảm nhẹ huyết áp tâm thu và tăng nhẹ huyết áp tâm trương và có nhịp tim thấp hơn đáng kể.

Mặc dù có tác dụng đối với những người bị tăng huyết áp, nhưng các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, nam giới bị các vấn đề về tim mạch nên dùng cỏ sả chanh với liều vừa phải để tránh bị hạ nhịp tim tới mức nguy hiểm, hoặc làm tăng huyết áp tâm trương tới mức nguy hiểm.

7. Điều hòa cholesterol máu

Chiết xuất từ dầu sả chanh có thể giúp làm giảm lượng cholesterol, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

8. Giảm cân

Công dụng giảm cân của trà sả chanh được rất nhiều chị em biết đến. Sả chanh được sử dụng như một loại nước uống giúp thanh lọc cơ thể, kích hoạt quá trình trao đổi chất và giúp bạn giảm cân. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng giảm cân của loại trà này, tuy nhiên, tác dụng lợi tiểu của sả chanh sẽ giúp bạn rất tốt trong việc đào thải những chất độc tố có trong cơ thể. 

Uống trà sả chanh mỗi ngày giúp bạn điều hòa việc trao đổi chất, giảm cảm giác thèm ăn, hoặc có thể thay thế cho một số loại nước uống nhiều đường khác gây tăng cân. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên thay thế trà sả chanh hoàn toàn, vẫn phải kết hợp với những loại nước uống khác như nước lọc, hoặc nước ép trái cây, rau củ...

9. Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Người bị đau bụng kinh uống một chút trà sả chanh ấm sẽ giúp cơn đau dịu đi. Về lý thuyết, các thành phần chống viêm và làm dịu có trong sả chanh có thể hỗ trợ các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Journal of Advanced Pharmaceutical Technology & Research, dầu sả canh có thể giúp ích trong việc làm mát cơ thể.

Mặc dù sả chanh an toàn đối với người sử dụng, tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng sẽ gây ra những phản ứng phụ khi người dùng lạm dụng quá mức. Một số tác dụng phụ của sả chanh khi dùng quá liều như:

- Chóng mặt

- Tăng cảm giác đói

- Khô miệng

- Tăng tiểu tiện

- Mệt mỏi

Một số người có thể sẽ dị ứng với cỏ sả chanh. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dị ứng, hãy đi cấp cứu ngay:

- Mẩn đỏ

- Ngứa

- Khó thở

- Tim đập nhanh

Bạn cũng không nên uống trà sả chanh nếu bạn:

- Đang mang thai

- Đang sử dụng thuốc lợi tiểu theo đơn của bác sỹ

- Tim đập chậm

- Có lượng kali trong cơ thể thấp.


Tác giả: Thanh Thanh