Chóng mặt khi mang thai: Đừng để hối hận muộn màng

Chóng mặt khi mang thai: Đừng để hối hận muộn màng
Được làm mẹ là điều hạnh phúc nhất của người phụ nữ. Trong suốt quá trình mang thai, các bà bầu phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng. Trong số đó phải kể đến hiện tượng chóng mặt, cứ tưởng không nguy hiểm mà lại nguy hiểm không tưởng đó.

Khoảng thời gian mang thai, hệ tim mạch và thần kinh có lúc không tự thích ứng với sự thay đổi của huyết áp. Điều này giải thích vì sao, có lúc các bà bầu cảm thấy chóng mặt, choáng váng và hoa mắt, thậm chí là bị ngất. 

1. Vì sao mẹ bầu hay bị đau đầu chóng mặt?

1.1. Đứng dậy quá nhanh

Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.

Chóng mặt khi mang thai: Đừng để hối hận muộn màng - Ảnh 2.

Đứng dậy quá nhanh là nguyên nhân hàng đầu gây chóng mặt ở bà bầu

1.2. Thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II - III.

1.3. Nằm ngửa

Sang quý II - III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II - III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.

1.4. Stress

Khi mang thai mẹ bầu luôn luôn phải đối mặt với những tâm lý bất ổn, chẳng hạn như tâm trạng lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng… cho nên khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhức đầu, chóng mặt. Nếu như không biết cách thư giản cho chính mình rất dễ dẫn đến hiện tượng trầm cảm.

Chóng mặt khi mang thai: Đừng để hối hận muộn màng - Ảnh 3.

Sẽ rất nguy hiểm nếu bà bầu bị stress

1.5. Bà bầu ăn uống không đủ chất dinh dưỡng

Khi trong thực đơn của mẹ bầu không đảm bảo chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ bầu bị đau đầu chóng mặt. Khi cơ thể mẹ bầu bị thiếu nước cũng bị những trường hợp tương tự.

1.6. Quá nóng

Ở lâu trong một căn phòng nóng bức hoặc đi tắm hơi sẽ khiến các mạch máu bị giãn, gây hạ huyết áp, chóng mặt.

Nếu bạn bị chóng mặt do thời tiết, bạn nên tránh nơi đông đúc, khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi khi bạn mang thai; thay vào đó, bạn chỉ nên tắm bằng nước ấm.

2. Mẹ bầu cần làm gì khi bị chóng mặt

2.1. Tránh căng thẳng, mệt mỏi

Các tế bào máu cũng sẽ trì trệ nếu như mẹ rơi vào trạng thái căng thẳng. Hãy giữ tâm trạng thoải mái nhé. Việc suy nghĩ đến những điều làm mình buồn, khó chịu cũng làm cho cơ thể mẹ mệt mỏi đấy.

Chóng mặt khi mang thai: Đừng để hối hận muộn màng - Ảnh 4.

Nghỉ ngơi là một trong những cách tốt nhất để tránh bị chóng mặt

2.2. Cung cấp vitamin C

Nhiều người nghĩ rằng chóng mặt khi mang thai thì không nên ăn chua sẽ dẫn đến việc thiếu máu. Nhưng vitamin C lại đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thực vật. Việc hấp thụ sắt giúp tăng cường máu cho cơ thể. Hiện tượng chóng mặt cũng có thể là nguyên nhân của việc thiếu máu. Máu trong giai đoạn này rất cần để nuôi cơ thể bé. Vì thế, mẹ bầu cũng nên lưu ý việc bổ sung chất sắt cho thai nhi nhé.Ngoài ra, mẹ nên ăn uống đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Các triệu chứng ốm nghénkhiến mẹ không muốn ăn và cũng sẽ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt. Qua đó, mẹ bầu cũng nên đến bác sĩ nếu như những triệu chứng hoa mắt, loạn thị giác kéo dài, lặp lại nhiều lần trong ngày. Đây cũng có thể là nguyên nhân của một bệnh lý nào khác. Mẹ nên tìm hiểu kỹ và có những giải pháp kịp thời.

2.3. Nằm nghiêng sang trái

Khi thai nhi lớn lên, mẹ bầu thường gặp khó khăn trong việc chọn tư thế ngủ. Đa số các mẹ đều chọn nằm ngửa. Nhưng việc nằm ngửa lại khiến các mạch máu bị chèn ép, khó lưu thông. Các mẹ nên nằm nghiêng sang bên trái. Nếu có thể hãy kê một chiếc gối mỏng ở phần hông. Việc nằm sang trái sẽ giúp mẹ tạo điều kiện cho các mạch máu được lưu thông tốt hơn và đây là một trong những tư thế ngủ cho bà bầu được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.

Ngoài những cách trên thì bà bầu cần tránh ăn những đồ cay nóng, đủ chất dinh dưỡng, giữ tâm lý ổn idnhj vui vẻ và thường xuyên ra ngoài để hít thở không khí trong lành.

Hiện tượng chóng mặt rất nguy hiểm đối với bà bầu. Vì thế, chị em khi mang thai đừng chủ quan để phải ân hận suốt đời nhé.

Tổng hợp

Tác giả: Lan Dương