Vấn đề kiểm soát bệnh ung thư diễn ra khó khăn, phức tạp. Ngành y tế toàn cầu đang vô cùng cố gắng để điều trị, tìm ra phương pháp chữa trị bệnh ung thư do các vấn đề như ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn ngày càng xuất hiện nhiều.
Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư quốc tế được tổ chức bởi Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ cho biết có riêng một chuyên đề về vấn đề ung thư toàn cầu. Ung thư là gánh nặng toàn cầu, lan rộng đặc biệt thường xuất hiện ở các nước có thu nhập thấp.
Theo ước tính đến năm 2030, số lượng người tử vong do ung thư sẽ tăng cao, lên đến hơn 80% so với con số người đang tử vong vì bệnh ung thư ở thời điểm hiện tại.
Ung thư là một trong những bệnh theo định nghĩa hẹp cần được ưu tiên tìm hiểu phương pháp điều trị do sự bùng nổ, nhanh chóng số lượng bệnh nhân ung thư. Các hệ thống y tế trên thế giới đều phải đang vật lộn để kịp thời, thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của các loại ung thư xuất hiện ngày nay.
Dù ung thư xuất hiện ở đâu trên thế giới, những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, chuyên gia giỏi để chuẩn đoán và điều trị bệnh nhân bị ung thư đều gặp khó khăn trong quá trình tìm cách điều trị bệnh nhân Những thách thức đối với ngành y tế cần cẩn trọng, khẩn cấp để kịp thời phát triển các danh mục thuốc điều trị lâm sàng nhanh hơn, trong thời gian ngắn nhất và những chương trình y tế quốc gia cần đổi mới để thay đổi quỹ đạo của bệnh ung thư.
Các nước đang phát triển và phát triển nhanh có tình trạng ô nhiễm môi trường nặng, điều này làm gia tăng tình trạng bệnh nhân bị ung thư. Một số nước có tỷ lệ ung thư cao như Trung Quốc. Theo báo cáo có hơn 4,3 triệu ca ung thư mắc mới và có đến hơn 2,8 triệu ca ung thư tử vong ở Trung Quốc.
Với số liệu như vậy, mỗi ngày sẽ có đến gần 12 ngàn người Trung Quốc được chuẩn đoán mắc thư mới và có đến 7,5 ngàn người chết vì ung thư mỗi ngày. Những bệnh nhân ung thư cao nhất diễn ra như: ung thư phổi, ung thư phế quản, ung thư dạ dày, gan, thực quản, kết trực tràng.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư và tử vong do ung thư ở Trung Quốc cao đột biến do ô nhiễm không khí ngoài trời, do môi trường sống không sạch và do nguồn nước người dân sinh hoạt, nhà máy thải ra hàng ngày do sử dụng than đá, khí ga làm chất đốt gây tìn h trạng ô nhiễm nguồn nước, tình trạng mắc ung thư do môi trường.
Việt Nam là nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Do đó, người Việt nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ ung thư cao trên thế giới.
Ngoài ra, tình trạng ung thư xảy ra do sử dụng thuốc lá. Thuốc lá có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Ung thư là cuộc chiến cần chiến đấu lâu dài, dai dẳng và khốc liệt. Đã có nhiều tổ chức, hiệp hội, viện nghiên cứu được thành lập để cùng tìm cách chống lại ung thư.
Những chương trình điều trị, phòng chống bệnh ung thư được tiến hành và ngành dược, ngành y tế luôn cần song hành trong cuộc chiến này.
Đã có hơn 70 phương pháp điều trị ung thư mới được phát minh và hỗ trợ điều trị với hơn 20 dạng ung thư khác nhau.
Bệnh nhân ung thư thường sớm chán nản do tình trạng bệnh phát hiện muộn và các phương pháp điều trị không còn nhận được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh ung thư sớm là biện pháp có thể giúp người bệnh được chữa trị kịp thời và tăng khả năng hồi phục sức khỏe, điều trị bệnh hiệu quả.
Phòng bệnh ung thư phổi bằng cách giảm sử dụng các loại thuốc lá, cải thiện môi trường xung quanh. Để có thể phát hiện bệnh nhân bị ung thư sớm, các nhà nghiên cứu đang cố gắng phát triển các phương pháp mới để giảm tỷ lệ tử vong do ung thư gây ra.
Những phương pháp mới được tạo ra là nỗ lực của ngành y tế làm giảm gánh nặng ung thư toàn cầu. Từ đó, việc gia tăng sử dụng các loại vắc xin phòng chống ung thư cũng là cách để bảo vệ sức khỏe của mọi người.
Các loại vắc xin như HPV để giảm thiểu tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Vắc xin chống virus viêm gan B gây bệnh viêm gan, gan mãn tính, ung thư gan,...
Ngoài ra, còn nhiều phương pháp có thể hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bị ung thư sớm, sử dụng các phương pháp tiếp cận mới đang được nghiên cứu và phát triển. Theo đó là các loại phân tử, dược chất được phát minh để phục vụ cuộc chiến chống ung thư.
Từ những nỗ lực của ngành y tế, của các bác sĩ, các nhà nghiên cứu đem lại nhiều lợi ích cho quá trình phát hiện ung thư sớm và tăng tỷ lệ sống sót cho người bệnh ung thư.