Choline là gì? Những điểm cần lưu ý khi bổ sung Choline cho cơ thể

Choline là gì? Những điểm cần lưu ý khi bổ sung Choline cho cơ thể
Choline là gì? Vai trò của choline đối với sức khỏe là gì? Bổ sung choline như thế nào cho hiệu quả? Đây là những câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé.

Choline là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp gan phát triển khỏe mạnh, thiếu Choline không chỉ ảnh hưởng đến gan, quá trình trao đổi chất mà còn quá trình phát triển của não bộ. Vậy choline là gì, khi nào cần bổ sung choline? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

1. Choline là gì?

Về cơ bản, choline là gì? Choline là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự hoạt động của gan, sự phát triển bình thường của cơ thể hay quá trình chuyển hóa năng lượng ở người. Choline còn là khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai hay những phụ nữ cho con bú vì chúng giúp não bộ của thai nhi hình thành và phát triển một cách toàn diện.

Choline là gì? Những điểm cần lưu ý khi bổ sung Choline cho cơ thể - Ảnh 1

Choline là gì? What is choline? (Ảnh: Internet)

Choline có dạng phosphatidycholinem, phosphatidycholinem là một hợp chất hữu cơ tan trong nước. Choline vốn dĩ không phải là một khoáng chất hay vitamin nào cả mà chúng chỉ là một hoạt chất hữu cơ, đóng một vai trò giữ cho sự trao đổi chất hoạt động bình thường cũng như giúp quá trình sản sinh năng lượng cho não bộ hoạt động.

Ngoài ra, còn có thể xem choline là gì? Choline được xem là một trong những vi chất thiết yếu đối với cơ thể bạn. Khi cơ thể bạn thiếu Choline, dấu hiệu đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy chính là não bộ trở nên chậm chạm hơn, các cơ quan trong cơ thể trở nên kém kinh hoạt, có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch.

Mặc dù choline có thể được tổng hợp một phần nhỏ trong gan nhưng hầu như lượng choline này là rất ít không đủ cho cơ thể. Lúc này bạn phải bổ sung choline cho cơ thể bằng các loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Khi cơ thể đủ lượng choline sẽ giúp hệ thống các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn bao gồm cả hệ thần kinh, nội tiết, tim mạch,…

Bên cạnh đó, vai trò của choline là gì còn được thể hiện trong việc chúng tham gia vào quá trình methyl hóa để tái tạo AND cũng như hỗ trợ hệ thần kinh cũng như quá trình giải độc ở gan được hiệu quả hơn. Đồng thời, choline cũng tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh giúp dẫn truyền thần kinh và điều khiển cơ bắp.

Dưới đây là liều bổ sung choline theo từng lứa tuổi mà bạn đọc có thể tham khảo:

Trẻ sơ sinh: Cần bổ sung choline khoảng 125–150 mg/ ngày

Trẻ em tuổi từ 1-8: Cần bổ sung choline khoảng 150–250 mg/ ngày

Thiếu niên tuổi từ 8-13: Cần bổ sung choline khoảng 250–375 mg/ ngày

Nữ giới trên 14 tuổi: Cần bổ sung choline khoảng 425–550 mg/ ngày

Nam giới trên 14 tuổi: Cần bổ sung choline khoảng 550 mg/ ngày

Phụ nữ có thai: Cần bổ sung choline khoảng 450–550 mg/ ngày

Phụ nữ đang cho con bú: Cần bổ sung choline khoảng 550 mg/ ngày

Choline là gì? Những điểm cần lưu ý khi bổ sung Choline cho cơ thể - Ảnh 2

Vai trò choline là gì? Mỗi lứa tuổi cần bổ sung lượng choline phù hợp (Ảnh: Internet)

2. Bổ sung choline như thế nào cho hiệu quả?

Hiểu được choline là gì và vai trò của choline đối với sức khoẻ, tiếp theo chúng ta cần phải có biện pháp bổ sung choline sao cho hiệu quả nhất với cơ thể. Hiện nay, có hai biện pháp dùng để bổ sung choline cho cơ thể bao gồm: bổ sung qua những thực phẩm mà bạn sử dụng mỗi ngày, hai là bổ sung qua các loại thực phẩm chức năng.

2.1. Bổ sung qua thức ăn

Đối với việc bổ sung qua những thực phẩm mà bạn sử dụng mỗi ngày, bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm bao gồm: Gan bò, cá hồi, đậu gà, đậu hạt, trứng, thịt bò, ức gà,… Đặc biệt, choline cho nhiều trong đậu nành hay các sản phẩm từ đậu nành.

Trong đậu nành ngoài chứa lượng protein cũng như các chất xơ hòa tan, axit béo, glycerol và phosolipid,… quan trọng cho hệ tiêu hóa, chúng còn chứa lượng lớn Choline. Bổ sung đậu nành vào chế độ ăn không chỉ giúp bạn tăng cường dinh dưỡng mà còn bổ sung choline cho cơ thể mỗi ngày.

Lecithin đậu nành chứa choline và các phân tử khác, bao gồm các axit béo, glycerol và phosolipid. Ban đầu nó được chiết xuất từ lòng đỏ trứng, nhưng ngày nay có nguồn gốc từ hạt bông, sữa, hoa hướng dương hoặc phổ biến nhất, là từ đậu nành. Lecithin có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì màng tế bào, truyền xung thần kinh, chuyển hóa chất béo và nhiều nhiệm vụ khác nữa.

Choline là gì? Những điểm cần lưu ý khi bổ sung Choline cho cơ thể - Ảnh 3

Chất choline là gì? Thiếu choline nên ăn thức ăn gì? Bà bầu cần bổ sung choline qua thực phẩm nào? (Ảnh: Internet)

2.2. Bổ sung qua các thực phẩm chức năng

Hiện nay, có rất nhiều thực phẩm chức năng có quảng cáo là có chứa thành phần choline, tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, choline trong những thực phẩm này tương đối khó hấp thu, đặc biệt ở những người có tổn thương gan, mắc bệnh đái tháo đường,…

Cho dù bổ sung bằng cách nào thì bạn cũng phải quan tâm bổ sung cả folate cho cơ thể, hai hợp chất folate và choline hoạt động song hành cùng nhau. Folate đóng vai trò quan trọng trong việc cơ thể bạn có sử dụng được choline hay không, chính vì thế bổ sung song song hai khoáng chất này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết cho cơ thể.

Lời kết

Bổ sung choline chính là cách để bạn giúp gan phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên cần hiểu rõ được vai trò và bản chất của choline là gì để từ đó mới có thể có cách bổ sung choline cho hợp lý. Hi vọng rằng những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn dễ hình dung hơn về chất dinh dưỡng giống như vitamin tan trong nước này. Đừng quên bổ sung choline hàng ngày trong mỗi bữa ăn của gia đình bạn nhé.


Tác giả: Phạm Thị Mai