Chọc hút và sinh thiết tủy xương trong chẩn đoán ung thư máu

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Chọc hút và sinh thiết tủy xương trong chẩn đoán ung thư máu
Hai trong số các xét nghiệm chẩn đoán ung thư máu chính xác nhất chính là chọc hút tủy xương và sinh thiết tủy xương. Hai xét nghiệm này có thể thực hiện cùng một lúc, cùng thu thập các mẫu tủy xương để đưa vào phòng thí nghiệm.

Tủy xương chứa các tế bào gốc, là những tế bào chưa trưởng thành, có thể trở thành các loại tế bào máu khác nhau, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Tủy xương cũng có mô sợi stroma. Phần chất lỏng của tủy xương được lấy mẫu bằng chọc hút tủy xương và phần rắn hơn của tủy xương được lấy mẫu bằng sinh thiết tủy xương.

1. Chọc hút tủy xương

1.1. Chọc hút tủy xương là gì?

Chọc hút tủy xương là phương pháp lấy 1 mẫu mô, thường là từ trung tâm của 1 xương lớn như xương hông để gửi đến phòng thí nghiệm kiểm tra. Các bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu tủy được chọc hút dưới kính hiển vi và sử dụng các vết bẩn đặc biệt để tìm tế bào ung thư. Quá trình này được gọi là hóa mô miễn dịch. 

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể thực hiện đếm tế bào dòng chảy để xác định các tế bào bất thường dựa trên các loại kháng nguyên, hoặc các dấu hiện trên bề mặt của chúng.

1.2. Chọc hút tủy xương được thực hiện như thế nào?

Chọc hút tủy xương có thể được thực hiện bởi bác sĩ huyết học hoặc bác sĩ ung thư, Xét nghiệm thường được tiết hành trên xương hông (xương chậu). Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, chọc hút tủy xương thường được thực hiện trên xương ống chân (xương chày).

Chọc hút tủy xương sử dung 1 cây kim lớn và rỗng để hút lấy dịch tủy xương. Mặc dù bệnh nhân được sử dụng thuốc gây tê cục bộ nhưng thủ thuật này vẫn thường khiến người bệnh cảm thấy đau trong thời gian ngắn. 

2. Sinh thiết tủy xương

2.1. Sinh thiết tủy xương là gì?

Sinh thiết tủy xương là phương pháp lấy mẫu mô trong lõi của tủy xương để đưa đến phòng thí nghiệm kiểm tra. Mẫu mô sẽ được bác sĩ quan sát dưới kinh hiển vi hoặc kiểm tra bằng nhiều phương pháp khác để đánh giá cấu trúc tế bào, phát hiện các tổn thương tiềm ẩn, hoặc phát hiện các tế bào bị bệnh. 

2.2. Sinh thiết tủy xương được thực hiện như thế nào?

Sinh thiết tủy xương có thể được thực hiện bởi bác sĩ huyết học hoặc bác sĩ ung thư. Xét nghiệm thường được tiết hành trên xương hông (xương chậu). Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, sinh thiết tủy xương thường được thực hiện trên xương ống chân (xương chày).

Sinh thiết tủy xương sử dụng 1 cây kim lớn được xoắn vào để lấy ra 1 mảnh xương nhỏ làm mẫu sinh thiết. Trong quá trình lấy mẫu, bệnh nhân thường cảm thấy bị áp lực, co kéo và có thể trải qua một số cơn đau ngắn.

3. Theo dõi chăm sóc sau chọc hút và sinh thiết tủy xương

Chọc hút và sinh thiết tủy xương là các thủ thuật không để lại biến chứng hay đau đớn nhiều. Bệnh nhân có thể về nhà ngay mà không cần ở lại viện theo dõi. 

Sau khi thực hiện chọc hút và sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ băng vị trí đặt kim lại. Vị trí đặt kim cần được giữ khô trong ít nhất 24 giờ. Mọi người nên tránh tập thể dục và các hoạt động nặng trong 2 ngày, sau đó có thể trở lại vận động bình thường.

Các mẫu tủy xương sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và đánh giá. Có thể mất vài ngày để có kết quả xét nghiệm chọc hút và sinh thiết tủy xương. Bệnh nhân không cần quá lo lắng, hãy vận động và sinh hoạt bình thường trong thời gian chờ kết quả.

Chọc hút và sinh thiết tủy xương không chỉ có tác dụng trong chẩn đoán ung thư máu mà còn có thể được sử dụng để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh, cũng như để chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm có khả năng liên quan đến tủy xương, Thực hiện chọc hút và sinh thiết tủy xương cần có sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín.

Nguồn dịch: https://blood-cancer.com/diagnosis/bone-marrow-tests/


Tác giả: Mai Nhung