Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI). Bệnh tuy nguy hiểm nhưng lại phổ biến và có thể chữa khỏi hoàn toàn. Chlamydia thường gây nên nhiều biến chứng cũng như vấn đề về sức khỏe, đặc biệt liên quan đến khả năng sinh sản. Đáng tiếc là chlamydia hiếm khi được phát hiện sớm cho đến khi xuất hiện biến chứng.
Chlamydia là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Vi khuẩn này có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau.
Sự nhiễm trùng có thể xảy ra tại trực tràng (phần cuối của ruột chấm dứt tại hậu môn), cổ, và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang). Hầu hết những người bị mắc bệnh chlamydia thường không gặp bất kỳ triệu chứng nào rõ rệt.
Vi khuẩn chlamydia thường lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm bệnh từ bạn tình khi quan hệ tình dục. Đôi khi, bệnh cũng có thể lây lan qua quan hệ bằng miệng hoặc dùng chung đồ chơi tình dục.
Bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm chlamydia nếu như nó xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở. Bên cạnh đó, những người đã được điều trị bệnh chlamydia vẫn có nguy cơ bị nhiễm lại.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chlamydia ở nam giới là gì?
Dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh chlamydia cao hơn và cần được xét nghiệm chẩn đoán bệnh thường xuyên:
- Những người có quan hệ tình dục với nhiều người hoặc với bạn tình mới, đặc biệt là quan hệ không an toàn. Chlamydia do vi khuẩn "Chlamydia trachomatis" gây nên và thường lây nhiễm qua quan hệ tình dục khi màng nhầy tiếp xúc với vi khuẩn.
- Bệnh nhân cũng sẽ có nguy cơ cao nếu có quan hệ tình dục không an toàn với người mắc chlamydia hoặc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục khác.
- Người quan hệ tình dục đồng giới.
- Người có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
- Người có bị mắc nhiều bệnh xã hội (đặc biệt là HIV).
Thông thường, những người bị bệnh chlamydia rất khó để phát hiện bệnh vì các triệu chứng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhưng khi chúng xảy ra, các dấu hiệu sẽ có trong một đến ba tuần kể từ khi lây nhiễm. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp khi mắc bệnh chlamydia ở nam giới.
Những cảm giác đau ở các vùng khác nhau sẽ xuất hiện trong trường hợp mắc bệnh bao gồm:
- Đau ở hố chậu: cảm giác đau kèm theo nóng rát và buốt như kim châm, có thể lan xuống đùi hoặc tới gót chân
- Đau tinh hoàn: lúc đầu, tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn chỉ đau tức nhẹ thoáng qua rồi hết nhưng sau đó nó có thể lặp lại nhiều lần và cảm giác đau có thể tăng lên. Đồng thời, tinh hoàn và mào tinh hoàn bị sưng nhẹ hoặc sưng to, một số ví như có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn.
Ngoài ra, bệnh Chlamydia còn gây triệu chứng bất thường ở cơ quan sinh dục nam, bao gồm:
- Miệng sáo sưng tấy và đỏ. Đây là một triệu chứng đặc trưng của bệnh Chlamydia ở nam giới. Nếu không được điều trị kịp thời, triệu chứng này sẽ kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
- Niệu đạo xuất hiện dịch, nóng rát. Khi bị bệnh Chlamydia, nam giới thường có cảm giác nóng rát niệu đạo, nhất là khi đi tiểu. Ban đầu, dịch niệu đạo xuất hiện vào sáng sớm, màu trắng đục hoặc màu xanh, có thể kèm theo mủ. Sau đó, lượng dịch nhiều hơn, dính, nhớt, có mùi hôi và tanh.
- Tiểu tiện bất thường. Người bệnh Chlamydia có triệu chứng bất thường về tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu khó, tiểu rắt… Lúc đầu chỉ là biểu hiện tiểu buốt khá nhẹ nhưng về sau thì các triệu chứng này có chiều hướng gia tăng. Người bệnh sẽ có cảm giác đau buốt dọc niệu đạo, như kim châm lan khắp vùng bụng dưới, nhất là ở sau xương mu, đồng thời khi tiểu tiện sẽ có cảm giác tiểu không hết nước.
- Nước tiểu có màu trắng đục, thường nước tiểu chỉ đục ở những giọt cuối.
Rất nhiều người băn khoăn muốn biết các biến chứng có thể có khi bị bệnh chlamydia ở nam giới là gì? Thông thường, nếu điều trị kịp thời, bệnh chlamydia sẽ không để lại các di chứng lâu dài. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng do sự nhiễm trùng lan sang các phần khác của cơ thể.
Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh chlamydia có thể gây ra viêm khớp phản ứng do tình dục (sexually-acquired reactive arthritis) bao gồm hàng loạt các chuỗi phản ứng viêm như triệu chứng viêm khớp, viêm đau ở gót chân, ngón chân, ngón tay, thắt lưng dưới hoặc khớp gối.. Bệnh cũng có liên quan đến làm tăng nguy cơ mắc HIV. Ở nam giới, các biến chứng có thể dẫn đến nhiễm trùng dịch hoàn, từ đó gây ra tình trạng vô sinh.
Bên cạnh đó, nam giới nếu khi nhiễm chlamydia nhưng không điều trị thì cũng có thể gặp biến chứng làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh sau:
- Viêm tuyến tiền liệt.
- Sẹo niệu đạo.
- Khô tinh dịch.
- Viêm mào tinh hoàn.
- Nhiễm trùng một bên tinh hoàn.
Nếu nam giới gặp các triệu chứng nhiễm chlamydia, điều cần thiết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Bởi vì nhiều triệu chứng của căn bệnh chlamydia cũng tương tự như các bệnh nhiễm trùng khác, nên cần phải có biện pháp điều trị thích hợp để khôi phục sức khỏe, tránh các biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Việc điều trị nhiễm chlamydia ở nam giới không giống như việc điều trị một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường. Chúng thường dài hơn và khá phức tạp. Sự lựa chọn của thuốc điều trị chlamydia là kháng sinh bởi chúng có khả năng xâm nhập vào các tế bào và tiêu diệt mầm bệnh.
Các nhóm chính được sử dụng trong trường hợp mắc bệnh chlamydia ở nam giới bao gồm các loại thuốc là tetracycline (như doxycycline, methacycline), fluoroquinolones (như ofloxacin hoặc ciprofloxacin) và macrolid (bao gồm josamycin, Rovamycinum, midecamycin).
Bởi vì đặc thù của chlamydia rất dễ tái phát, do đó bệnh nhân bắt buộc phải tuân thủ tất cả các kháng sinh bác sỹ đã kê đơn ngay cả khi cảm thấy bệnh đã tốt hơn nhiều. Phác đồ điều trị chlamydia ở nam giới cũng thường bao gồm thuốc kháng sinh thuộc nhóm dược lý khác nhau để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc.
Bên cạnh đó, chất chống nấm cũng thường được bổ sung như fluconazole. Đồng thời trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải tuyệt đố không quan hệ tình dục. Ngoài ra, bệnh nhân cũng không được uống rượu trong thời gian này, và hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa.
Quá trình điều trị chlamydia ở nam giới thường kéo dài là trên trung bình 25 ngày. Bác sỹ cũng sẽ yêu cầu điều trị cả cho bạn tình của bệnh nhân để ngăn ngừa tái nhiễm và lây lan bệnh. Sau khi dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên xét nghiệm lại sau ba tháng để chắc chắn tình trạng nhiễm trùng đã được chữa khỏi.
Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá hồi, cá thu, cá mòi... Bên cạnh đó, sữa và các chế phẩm từ sữa và các loại hạt như đậu phộng, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạnh nhân hay các loại nấm như nấm hương, mộc nhĩ, nấm tuyết, nấm rơm rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Rau củ quả nói chung là các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tốt đề kháng. Ngoài ra, các món ăn thanh đạm như mì sợi, miến, canh đậu xanh rất tốt cho người bệnh chlamydia vì các món này chứa những thành phần lành tính, ít gây kích ứng, sưng viêm.
- Bệnh nhân cũng nên uống nhiều nước để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các loại thực phẩm bệnh nhân nên tránh để ngăn không cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Thực phẩm dễ gây sưng viêm. Nhóm này gồm có thực phẩm nhiều đường (như bánh kẹo), các loại dầu thực vật, margarine, thực phẩm chiên nướng, thực phẩm chế biến công nghiệp có nhiều phụ gia, chất bảo quản.
- Thực phẩm dễ gây dị ứng. Một số loại hải sản (tôm, cua, sò ốc), bơ đậu phộng, thịt vịt… thường gây dị ứng. Nếu đã biết mình bị dị ứng hoặc không hợp với loại thực phẩm nào, bạn nên tránh ăn vì dị ứng gây sưng viêm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và hoành hành.
- Các loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích như lẩu cay, mì cay, các gia vị cay như ớt, rượu, bia. cà phê…
Chlamydia lây lan qua các chất lỏng tình dục như tinh dịch, dịch âm đạo. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh chlamydia và STDs khác là thực hiện nghiêm túc những
- Đeo bao cao su khi quan hệ tình dục.
- Thường xuyên xét nghiệm STDs.
- Nếu bạn phát hiện ra mình bị nhiễm chlamydia hãy đảm bảo bạn không lây truyền sang người khác.
- Không chia sẻ đồ chơi tình dục để tránh lây bệnh.
Nếu các triệu chứng nhiễm trùng chlamydia không biến mất sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, bạn nên quay lại gặp bác sĩ để áp dụng phương pháp khác. Điều quan trọng là nam giới phải thông báo cho bạn tình sức khỏe của mình, để họ cũng nhanh chóng đến bệnh viện làm xét nghiệm và điều trị kịp thời.
Các phương pháp phát hiện Chlamydia ở nam giới là gì?
Để biết có bị nhiễm Chlamydia hay không, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán xác định dưới đây:
- Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test) từ mẫu dịch vùng kín của người bệnh như dịch tiết niệu đạo, âm đạo.
- Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA sử dụng mẫu là huyết thanh của người bệnh, giúp phát hiện kháng thể Chlamydia IgG và IgA trong mẫu huyết thanh nhằm đánh giá tình trạng bệnh nhân đã từng mắc bệnh mà không có triệu chứng hay là đang trong tình trạng cấp tính.
- Xét nghiệm Chlamydia PCR: Cũng giống như Quick test, đây là xét nghiệm lấy mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục của người bệnh nhưng được thực hiện với kỹ thuật hiện đại hơn.
Chlamydia trachomatis lây truyền như thế nào?
Cách thức lây truyền vi khuẩn Ch.trachomatis tương tự như bệnh lậu, tức là chỉ lây truyền qua giao hợp không bảo vệ, theo mọi hình thức (âm đạo, hậu môn, miệng). Ngoài ra chúng còn có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi.
Chlamydia tiến triển như thế nào?
Bệnh Chlamydia tiến triển từ từ, ít nhất 50% trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện gì. Bệnh tiến triển mạn tính, nhưng luôn có khả năng lây nhiễm cho bạn tình. Nếu không được điều trị đúng thì sẽ không thể khỏi bệnh.