Chỉ số đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết khi mang thai cực kỳ quan trọng, giúp các mẹ đề phòng những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn bé.

1. Chỉ số đường huyết khi mang thai là gì?

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L).

Chỉ số đường huyết được đo ở 3 thời điểm, nếu ở mức dưới đây thì là bình thường:

- Khi đói: <5,1

- Sau ăn 1 tiếng: <10

- Sau ăn 2 tiếng: <78.5

Chỉ số đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường? - Ảnh 2.

Mẹ bầu có thể tự đo chỉ số đường huyết thai kỳ tại nhà. (Ảnh minh họa)

>>> Tìm hiểu thêm về:  Bảng chỉ số đường huyết của trái cây và thực phẩm

2. Vì sao cần kiểm tra chỉ đường huyết thai kỳ?

Tiểu đường là do tuyến tuỵ không sản xuất đủ hormon insulin. Insulin tích trữ đường khi cơ thể chưa sử dụng hết và điều chỉnh lượng đường trong máu.

Khi mang bầu, cơ thể mẹ sản xuất insulin nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để đáp ứng nhu cầu của thai nhi trong quá trình mang bầu. Đặc biệt là khi đến tháng thứ 5 – thời điểm thai đang phát triển rất nhanh. Nếu cơ thể người mẹ "theo guồng", đáp ứng vượt cả nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn tới mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Các thai phụ bị đái tháo đường có thể gây biến chứng cho thai: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sảy thai, dị tật bẩm sinh, biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ canxi máu, hạ đường huyết, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu. Bên cạnh đó, các mẹ bầu sẽ phải đối diện với các nguy cơ: thai to; tiền sản giật...

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không rõ rệt nên theo lời khuyên của bác sĩ, bà bầu nên đi xét nghiệm chỉ số đường huyết ở tuần 24 – 28 của thai kỳ để phát hiện sớm bệnh tiểu đường thai kỳ và có hướng điều trị tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm tới cả mẹ và bé.

3. Cần làm gì khi chỉ số đường huyết thai kỳ cao?

Nếu chỉ số đường huyết trong lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu thì đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu mẹ bầu có thêm các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, sụt cân thì cần gặp bác sỹ để kiểm tra đường huyết. Lúc này, mẹ cần:

- Thực hiện chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa để kiểm soát ổn định đường huyết. Những bà bầu bị tiểu đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo bởi bác sỹ sản khoa và bác sỹ nội tiết điều trị tiểu đường. Chế độ ăn uống và thuốc men cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để tránh các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.

Chỉ số đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường? - Ảnh 4.

Nếu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh. (Ảnh minh họa)

- Bà bầu tiểu đường cần chú ý thận trọng khi tập luyện. Nếu cảm thấy mệt mỏi thì cần phải nghỉ ngơi. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào cũng cần có sự thảo luận với bác sĩ để lựa chọn hình thức và thời lượng tập luyện thích hợp nhất. Và như các bà mẹ mang thai khác, bà bầu bị tiểu đường nên đi bộ hoặc bơi lội khi có điều kiện.

- Nếu chế độ ăn uống, tập luyện vẫn không kiểm soát tốt mức đường huyết, bà bầu cần được điều trị bằng insulin theo chỉ định của bác sỹ và cần theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị.

Tác giả: KP