Chỉ mặt 5 triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em

Chỉ mặt 5 triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em
Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến hậu quả như: suy giảm thính lực, điếc sau này. Vì thế bố mẹ phải chú ý 5 triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em dưới đây để kịp thời điều trị cứu đôi tai của con mình.

Viêm tai ngoài ở trẻ em là tình trạng vách ngăn của tai giữa và tai trong bị rách bởi những tác động từ bên ngoài hoặc một căn bệnh liên quan. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng viêm tai ngoài chỉ là một trong những tổn thương nhỏ ở bề ngoài của vùng tai. Chính vì quan niệm sai lầm đó mà rất nhiều trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như cảm giác đầy tai, ngứa tai, chảy dịch ngoài cửa tai, nổi hạch vùng cổ hoặc tai bị giảm sức nghe,… Do đó, các bậc phụ huynh không nên xem thường căn bệnh này.

 1. Những triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em

Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự bảo vệ tai nên rất dễ vô tình làm tai bị tổn thương gây viêm. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải quan sát và theo dõi các biểu hiện của trẻ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu lạ liên quan tới tai thì cần thiết đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị kịp sớm.

Chỉ mặt 5 triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em - Ảnh 1.

Trẻ sẽ khóc nếu có ai đó chạm vào tai khi bị bệnh viêm tai ngoài

Một số dấu hiệu viêm tai ngoài thường hay gặp ở trẻ:

- Trẻ thấy trong tai đau và ngứa, tai và ống tai sưng lên làm trẻ thất vô cùng khó chịu.

- Trẻ hay gãi tai cùng liên tục quấy khóc cũng là dấu hiệu viêm tai ngoài.

 - Cơn đau thường tăng lên khi người bệnh dùng tay kéo vành tai hay ấn vào nắp tai.  

- Trẻ khóc khi bị chạm hay sờ vào tai, khi nhìn vào tai thấy tai sưng đỏ, đồng thời có thể kèm theo mủ

- Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em nếu viêm nhiễm nặng gây nên bởi vi khuẩn có thể gây đau đớn, tai chảy mủ tai và làm giảm thính lực ở trẻ.

2. Chăm sóc trẻ khi bị viêm tai ngoài

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến việc vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ. Đây là cách giúp các bé tránh được tình trạng vi khuẩn lây lan và xâm nhập vào bên trong.

Chỉ mặt 5 triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em - Ảnh 2.

Dùng tăm bông để lau khô vành tai

Trong khi điều trị, bé cần hạn chế sử dụng tai nghe, hạn chế đi bơi, không để nước vô tai trong khi tắm bằng cách đặt cục gòn tại cửa tai. Mẹ cũng cần đảm bảo phải luôn giữ cho ống tai của bé được khô ráo, sạch sẽ để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi nảy nở. Các mẹ có thể dùng tăm bông để lau khô vành tai ngoài cho trẻ mỗi khi tắm, tránh nước vào bên trong tai.

Thông thường, nếu tuân thủ cách chăm sóc và cách chữa viêm tai ngoài đúng cách, bé sẽ có dấu hiệu cải thiện trong khoảng một vài ngày. Tình trạng nhiễm trùng cũng sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần nếu được điều trị thích hợp.

LƯU Ý:

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị đau tai ngoài, các bậc cha mẹ cần phải chú ý những vấn đề sau đây:

 - Nếu áp dụng cách điều trị trên mà tình trạng nhiễm trùng tai ngoài ở trẻ vẫn không có dấu hiệu cải thiện sau từ 4-5 ngày điều trị, các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra. 

Chỉ mặt 5 triệu chứng viêm tai ngoài ở trẻ em - Ảnh 3.

Nếu trẻ không có dấu hiệu đỡ cha mẹ phải mang đi khám bác sỹ

- Nếu bé có các dấu hiệu như đột nhiên bị sưng mặt, đau dữ dội hay sốt,  nhức đầu, nôn nhiều, rét run, cha mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra xem bé có bị viêm ống tai ngoài hay không. 

- Bên cạnh đó, với những trẻ dưới 4 tháng tuổi khi có biểu hiện của viêm tai ngoài nên nhập viện để điều trị và theo dõi. Các bé có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ có biến chứng nặng và nguy hiểm.   

Tổng hợp

Tác giả: Lan Dương