Một nghiên cứu mới đây được công bố tại Hội nghị thường niên Hiệp hội Y khoa Bà mẹ - Thai nhi đã khẳng định rằng, chế độ dinh dưỡng khi mang thai lành mạnh làm giảm nguy cơ giới hạn sự phát triển của thai nhi.
Theo đó, những người có chế độ dinh dưỡng khi mang thai đạt thứ hạng cao dựa trên Chỉ số dinh dưỡng lành mạnh sức khỏe (HEI) có thể giảm 67% nguy cơ sinh con nhẹ cân. Đồng thời, nguy cơ tăng huyết áp trong thai kỳ ở những thai phụ này cũng được ghi nhận thấp hơn đến 54%.
Đọc thêm:
+ Mẹ sau sinh ăn mì tôm được không? 4 tác hại khôn lường của mì tôm tới sức khỏe phụ nữ sau sinh
+ Điểm danh những loại thực phẩm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Theo Tác giả của nghiên cứu - Tiến sĩ Xiao Yu Wang đến từ Trường Đại học Washington, dinh dưỡng và thức ăn mà chúng ta ăn có thể tác động đến các cách sức khỏe biểu hiện ra bên ngoài.
Trong nghiên cứu này, ông và các cộng sự của mình đã chứng minh rằng Chỉ số HEI là một công cụ khác có thể sử dụng để tư vấn cho các người bệnh nhằm cải thiện kết cục của thai kỳ, nhất là khi kết hợp với các chuyên gia dinh dưỡng. Cùng với đó, HEI cũng giúp đặt việc quyết định vào tay của người bệnh. Bởi công cụ này cho bệnh nhân biết những yếu tố rủi ro mà họ có thể thay đổi được để có một thai kỳ khỏe mạnh hoặc có kết cục tốt hơn.
Để đánh giá chế độ dinh dưỡng khi mang thai liệu có giúp phòng tránh sinh con nhẹ cân hay không, các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá trên 762 thai phụ tham gia. Họ đều là những phụ nữ đang mang thai ở ba tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
Các thai phụ tham gia vào nghiên cứu sẽ được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi về chế độ dinh dưỡng mà họ áp dụng. Sau đó, chế độ ăn uống của họ sẽ được đánh giá thông qua Chỉ số dinh dưỡng lành mạnh (HEI) được Bộ Nông nghiệp và phát triển ban hành. Khi chế độ dinh dưỡng có điểm số HEI càng cao, điều này có nghĩa nó càng lành mạnh đối với sức khỏe.
Kết quả thu được cho thấy, những người có chế độ dinh dưỡng khi mang thai đạt 70 điểm HEI trở lên có tỷ lệ gặp phải tình trạng hạn chế phát triển thai nhi thấp hơn. Những đứa trẻ sinh ra có cân nặng nhỏ hơn 9/1 so với các đứa trẻ khác, cũng như dễ gặp phải các bất thường trong thai kỳ chẳng hạn như thai chết lưu.
Chuyên gia dinh dưỡng - Tiến sĩ Dana Hunnes cho rằng, những phát hiện của nghiên cứu không khiến bà cảm thấy ngạc nhiên.
Bà giải thích, chúng ta biết rằng sự phát triển trong lòng tử cung là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của con người. Những gì xảy ra trong giai đoạn này chắc chắn có thể gây nên những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trong tương lai.
Ngoại di truyền (môi trường bên ngoài tác động lên di truyền) đã được nghĩ rằng giữ một vai trò nhất định. Nghiên cứu này giúp làm rõ hơn cách mà chế độ dinh dưỡng khi mang thai đã tác động lên sức khỏe bà mẹ, của thai nhi và của những đứa trẻ sau khi chúng được sinh ra cũng như đến khi trưởng thành.
Khuyến cáo của Trường Cao đẳng Sản Phụ khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh, ăn uống lành mạnh là một trong những điều tốt nhất mà thai phụ có thể làm trong thai kỳ.
Còn theo Tiến sĩ Lauri Wright đến từ Đại học Bắc Florida, chế độ dinh dưỡng khi mang thai cần có một số những thay đổi nhất định so với khi không mang thai. Cụ thể, phụ nữ mang thai nên tăng cường thêm năng lượng trong khẩu phần ăn của mình với ít nhất là 300 calo mỗi ngày. Đồng thời chế độ ăn của họ cũng cần phải được tăng cường các loại thức ăn giàu đạm, sắt, kẽm, vitamin D và luôn phải có rau, củ hoặc trái cây.
Không chỉ vậy, bà cho rằng ngay cả những phụ nữ có ý định mang thai cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để đảm bảo chất lượng cao nhất. Nhưng những phụ nữ này nên kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Bởi cả dinh dưỡng nghèo nàn hay thừa cân, béo phì đều có thể khiến quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn.
Mặc dù phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ có ý định mang thai cần phải được bổ sung thêm dinh dưỡng, tuy nhiên họ cũng cần thận trọng với những gì mình ăn.
Theo bà, phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến các sản phẩm thịt nguội hoặc thức ăn được chế biến từ cá, tránh ăn thịt sống hoặc cá sống. Bởi sử dụng thịt nguội có thể làm thai phụ bị nhiễm listeria dẫn đến xảy thai. Trong khi đó, các loài cá có chứa nhiều thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngói có thể ảnh hưởng lên thai kỳ hoặc tác động bất lợi đối với sự thụ thai.
Trước đó, một nghiên cứu khác được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Oxford đã báo cáo rằng béo phì có quan hệ với nguy cơ rối loạn sinh sản ở phụ nữ mang thai cao hơn. Cụ thể, thừa cân và béo phì có thể liên quan đến các tình trạng như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tiền sản giật, đa kinh hoặc cường kinh,...
Vì thế cả Tiến sĩ Lauri Wright và Tiến sĩ Dana Hunnes đều khuyến khích những phụ nữ béo phì đang có ý định mang thai cần nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện chế độ ăn.
Tiến sĩ Dana Hunnes giải thích, những gì mà thai phụ ăn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Quan niệm "ăn cho hai hai người" không hoàn toàn chính xác, nó có thể sẽ gây các ảnh hưởng xấu lên cả sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Do đó, cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng khi mang thai để cơ thể không tăng cân quá nhiều giúp đảm bảo sức khỏe. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ dẫn đến nhiều nguy cơ hơn khi chuyển dạ và dễ khiến trẻ thừa cân khi sinh ra.
Nguồn tham khảo: Eating Healthy While Pregnant Can Reduce Risk of Low Birth Weight