Những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nói riêng và bệnh xương khớp nói chung đều bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng liên quan mật thiết đến sự chắc khỏe của xương sụn khớp.
Vì vậy, ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày, người bệnh cần tìm hiểu thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì, ăn gì tốt để đảm bảo bù đắp đầy đủ loại chất thiếu hụt trong cơ thể. Sau đây là gợi ý về chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:
Đạm là một trong những nhóm chất thiết yếu cho cơ thể. Không ít người cho rằng bị bệnh xương khớp, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì chẳng liên quan gì tới thiếu đạm.
Nhưng trên thực thế, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, thiếu hụt lượng đạm cần thiết khiến xương sẽ ngừng phát triển, canxi trong máu giảm, bệnh thoát vị đĩa đệm lưng càng nặng hơn. Vậy cụ thể thì thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì nhiều đạm? Đó là các thực phẩm như:
- Thịt bò
- Trứng
- Sữa tươi, phomai
- Tảo biển
- Đậu nành
Khi nói đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh xương khớp, cụ thể thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì, không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu canxi. Có rất nhiều cách để bổ sung canxi cho cơ thể, tốt nhất nên bổ sung một cách tự nhiên từ thực phẩm hàng ngày.
Canxi đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành và phát triển hệ xương khớp, làm nên sự khỏe mạnh của hệ thống cơ và dẫn truyền tín hiệu tới các xung thần kinh. Vì vậy, thiếu hụt canxi không chỉ gây suy yếu hệ xương khớp mà còn ảnh hưởng tới chức năng vận động của cơ thể.
Với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, trong thực đơn hàng ngày nên luân phiên xuất hiện các loại thực phẩm giàu canxi như:
- Rau củ có màu xanh đậm: rau cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Các loại cá, nhất là cá biển, cá loại nhỏ
- Vừng mè rang
- Bột yến mạch
- Hạt đậu tương, đậu phụ
- Hạt óc chó, hạnh nhân
Thực phẩm giàu canxi và đạm kể trên rất tốt cho những người mắc bệnh xương khớp nói chung, trong đó có cả bệnh thoát vị đĩa đệm, Nhưng để nói riêng về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin mang lại hiệu quả "trúng đích" hơn cả.
Trong các mô khớp, sụn, glucosamine là thành phần tham gia cấu tạo nên hyaluronic acid, chondroitin sulfate, keratan sulfate. Đây là các chất tham gia cấu tạo nên sợi collagen, thành phần quan trọng nhất của các chất gian bào ở sụn khớp và chất hoạt dịch khớp.
Hai loại chất này liên quan trực tiếp đến sự chắc khỏe của sụn khớp, đĩa đệm hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp bị tổn thương ở mức độ nhất định.
Vì vậy, không thể bỏ qua nhóm thực phẩm giàu 2 chất này trong thực đơn của người bệnh thoát vị đĩa đệm lưng. Nước hầm xương ống, sụn sườn động vật như heo, bò, gà có chứa hàm lượng cao glucosamine và chondroitin nên được sử dụng thường xuyên.
Ngoài ra, hiện nay có khá nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung glucosamine dành riêng cho người bệnh thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để tìm được loại dược phẩm phù hợp nhất.
Cơ thể con người không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3 - một loại chất cần thiết cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Vì vậy, để bổ sung đầy đủ loại dưỡng chất này, người bệnh nên chủ động tìm đến các loại thực phẩm giàu omega-3 tự nhiên như:
- Cá biển: cá hồi, cá ngừ, cá cơm
- Dầu cá
- Trứng
- Các loại hạt: hạt óc chó, hạnh nhân
- Một số loại rau cải: rau cải xoăn, cải ngọt, rau chân vịt
Bên cạnh các nhóm thực phẩm đặc biệt cần thiết cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng kể trên, người bệnh vẫn cần chú ý đến các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu như: vitamin C, D3, K, E…
Không nên chỉ tập trung vào 1 nhóm thực phẩm hoặc nhóm chất nhất định mà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý. Cùng với đó, người bệnh đừng quên tìm hiểu rõ các triệu chứng và biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng nguy hiểm để có phương án ứng phó kịp thời.