Tay chân miệng là bệnh do một số loại virus đường ruột gây ra. Do đó, cải thiện hệ miễn dịch thông qua chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng cũng quan trọng không kém việc sử dụng các loại thuốc để điều trị bênh.
Theo các chuyên gia, việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng thông qua các món ăn hằng ngày và giữ gìn vệ sinh cá nhân là hai yếu tố quan trọng giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh, hồi phục và hạn chế làm lây lan bệnh sang những người xung quanh.
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng, có bốn nhóm chất nên được bổ sung, đó là: Chất bột đường (Carbohydrat/Gluxid), Chất đạm (Protid), Chất béo (Lipid), Vitamin và chất khoáng. Cụ thể:
- Nhóm chất bột đường: có khả năng cung cấp năng lượng chất xơ, cấu tạo nên các mô và tế bào, phát triển não bộ.
- Nhóm chất đạm: có thể cung cấp một lượng lớn năng lượng, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, tạo ra men và dịch tiêu hóa.
- Nhóm chất béo: là nguồn năng lượng đậm đặc, cần thiết cho cơ thể, giúp hấp thụ vitamin và phát triển hệ thần kinh.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng (Ảnh: Internet)
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Mỗi vitamin trong cơ thể có một nhiệm vụ nhất định. Đặc biệt, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng, vitamin C là chất đặc biệt quan trọng, giúp bảo vệ mạch máu và làm vết thương mau lành.
Ngoài ra, các loại vitamin A, B, D cũng là nhóm chất dinh dưỡng cần thiết khi điều trị bệnh tay chân miệng.
Trẻ bị tay chân miệng thường đi kèm với các triệu chứng như khó ăn, đau khi nuốt, mệt mỏi,... dẫn đến tình trạng bỏ bữa, chán ăn, người uể oải. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể chế biến các món ăn dạng lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Ngoài ra, các bữa ăn có thể được chia nhỏ nhưng vẫn đảm bảo lượng dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng.
Ở thể bệnh tay chân miệng nhẹ, trẻ thường được chỉ định điều trị tại nhà. Do đó, chế độ dinh dưỡng lúc này càng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới quá trình phục hồi của trẻ. Lúc này, cha mẹ nên nấu các món cháo theo tỉ lệ gạo và nước là 1:10, giúp trẻ không gặp khó khăn trong việc nhai, nuốt.
Nên chế biến các món cháo ở dạng lỏng để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng (Ảnh: Internet)
Một số món ăn có thể tham khảo là: Cháo lươn đậu xanh, cháo sườn bí đỏ, cháo tôm rau ngót, cháo khoai tây thịt bò, cháo gà hạt sen, cháo cá hồi,... Đây đều là các nguyên liệu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng. Bên cạnh đó, có thể kích thích vị giác của bé bằng việc trang trí các món ăn khéo léo, sinh động.
Ngoài ra, việc bổ sung nước và chất điện giải bằng các loại sinh tố là không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh tay chân miệng. Bên cạnh các loại nước ép hoa quả truyền thống, cha mẹ có thể tạo ra những ly sinh tố đầy màu sắc từ những loại nguyên liệu đơn giản và dễ kiếm.
Bổ sung các loại nước ép, sinh tố trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng (Ảnh: Internet)
Các loại nước ép và sinh tố có thể tham khảo là: sinh tố cà rốt + dâu tây + chuối + sữa (+mật ong); sinh tố rau xanh (rau cải thìa, cải xoăn đã được nấu chín); sinh tố cherry + táo; nước ép dứa + hạt chia + rau cải xoăn;...
Đặc biệt, có thể sử dụng một số loại sinh tố rất tốt cho sức khỏe của trẻ bị tay chân miệng như: Sinh tố việt quất + hạt lanh + rau bina + dâu tây + chuối + sữa tươi + mật ong (rất tốt cho sức đề kháng); Sinh tố mâm xôi + chuối + sữa tươi + sữa chua; Sinh tố bơ + nước cốt dừa + sữa tươi + kem whipping cream.
Ngoài ra, có thể chế biến các loại sữa hạt thơm ngon để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ (Ảnh: Internet)
Ở thể bệnh nặng hơn, bên cạnh sử dụng các loại thực phẩm và món ăn trên, có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng bằng các loại sữa hạt như: sữa yến mạch + xoài; sữa hạt sen + đậu lanh; sữa gạo lứt + óc chó; sữa đậu đỏ; sữa đậu nành + hạt sen;...
Trên đây là một số món ăn, thức uống giúp bảo vệ và tăng sức đề kháng của trẻ. Bên cạnh các gợi ý trên, cha mẹ có thể sáng tạo thêm nhiều món ăn khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng một cách khoa học, hợp lý.