Khi mắc bệnh quai bị thì các tuyến nước bọt ở mang tai, hàm dưới hoặc dưới lưỡi sẽ bị sưng lên và rất đau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động của hàm. Người bệnh sẽ lười nhai nuốt, chán ăn. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị, ưu tiên đầu tiên chính là chọn thức ăn mềm và lỏng.
Thức ăn mềm và lỏng sẽ giúp người bệnh không phải nhai nhiều, hạn chế tình trạng đau nhức miệng. Mặt khác, thức ăn mềm và lỏng thường dễ tiêu hóa. Người bệnh ăn được nhiều hơn và hấp thụ tốt hơn, dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị được đảm bảo. Sức đề kháng tăng lên sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Một số loại thức ăn mềm và lỏng bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị là:
- Cháo.
- Súp.
- Các món hầm.
- Canh rau củ, canh trứng.
- Sinh tố.
Quai bị là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mọi phương pháp can thiệp đều hướng đến việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể để đánh bại lại virus. Ăn uống chính là cách nâng cao sức đề kháng hiệu quả và nhanh chóng nhất.
- Rau củ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nó lại rất tốt cho hệ tiêu hóa do có chứa nhiều chất xơ. Đây là lý do bạn cần tăng cường khẩu phần rau xanh trong chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh quai bị. Nó vừa cung cấp các loại vitamin, vừa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại ngũ cốc rất cao. Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ để cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Bệnh nhân mắc quai bị nên ưu tiên các món ăn chế biến từ hạt đậu. Nó không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh.
Tuy vậy, Bổ sung chất xơ cũng cần đúng cách để không gây hại cho sức khỏe.
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị nên bổ sung đa dạng các loại hoa quả. Chúng rất giàu dinh dưỡng, thích hợp làm các món ăn vặt trong ngày.
Bệnh nhân mắc quai bị thường sẽ bị sốt, khiến cho cơ thể mất nước. Người bệnh lại bị sưng đau miệng nên thường lơ là việc ăn uống khiến cho tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. Bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, các cơ quan của cơ thể hoạt động trơn tru, tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Bạn có thể nhấm nháp nước mát cả ngày. Vừa giúp giảm đau miệng vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước hoa quả, sữa, nước canh,... để cung cấp thêm vitamin.
- Tránh xa những thực phẩm có vị cay và tính nóng. Nó sẽ khiến các tuyến nước bọt sưng và đau hơn, làm bệnh nhân khó chịu.
- Các loại thực phẩm cứng khiến hàm phải nhai nhiều hơn, tăng cảm giác đau, người bệnh cũng lười ăn hơn.
- Nên tránh các thực phẩm khó tiêu trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị. Bởi vốn bệnh nhân quai bị có khả năng nhai rất kém. Nếu ăn thực phẩm khó tiêu hóa sẽ càng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Người bệnh cũng dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Các thực phẩm có vị chua sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn, làm nghiêm trọng hơn tình trạng sưng và đau.
- Thức ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh chưng, bánh tét,.... thường khiến các tuyến nước bọt sưng to hơn, kéo dài thời gian mắc bệnh quai bị.