Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc quan trọng như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc quan trọng như thế nào?
Kiêng khem trong quá trình điều trị rất quan trọng, ngoài thói quen trong sinh hoạt thì trong ăn uống, bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc cụ thể như thế nào?

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh ngoài da thường gặp. Việc điều trị bệnh viêm da tiếp xúc không những phụ thuộc vào thuốc  mà việc ăn uống, kiêng khem cũng ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả điều trị. Không ít bệnh nhân thắc mắc bệnh viêm da tiếp xúc nên ăn gì và kiêng ăn gì? Đâu là chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho người bị viêm da tiếp xúc?

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng da, kiểm soát tình trạng thương tổn ngoài da. Ngược lại, một số loại thực phẩm có thể làm tăng tình trạng kích ứng, khiến bệnh lâu khỏi và kéo dài thành mạn tính, rất khó điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh viêm da tiếp xúc để chủ động hơn trong quá trình điều trị. 

1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc

Việc ăn uống khoa học từ lâu đã trở thành một vấn đề được các chuyên gia sức khỏe đề cập đến. Có khoảng 90% các vấn đề về sức khỏe có liên quan đến các vấn đề về dinh dưỡng, ăn uống. Người xưa cũng có câu "bệnh từ miệng mà ra, họa từ miệng đi ra". Điều này chứng tỏ, việc ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến căn bệnh mà bạn đang mắc phải, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Ảnh 1.

Đối với bệnh nhân viêm da tiết bã cũng có những chú ý riêng cần biết về chế độ dinh dưỡng. (Ảnh: Internet)

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, việc cân bằng các yếu tố dinh dưỡng trong khẩu phần ăn uống cần được chú ý ưu tiên. Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà chế độ dinh dưỡng cũng cần được cải thiện để phù hợp với độ tuổi và khả năng hấp thụ của mỗi người. Đối với bệnh nhân viêm da tiết bã cũng có những chú ý riêng cần biết về chế độ dinh dưỡng.

2. Bị bệnh viêm da tiếp xúc nên ăn gì?

Việc kiêng khem trong quá trình điều trị rất quan trọng, ngoài thói quen trong sinh hoạt thì trong ăn uống, bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Chuyên gia khuyên người mắc bệnh viêm da tiếp xúc cần bổ sung các thực phẩm có omega -3, quercetin, probiotic, các vitamin, nước và các vi chất,…

Một số nhóm thực phẩm tiêu biểu khuyến nghị cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc gồm có:

2.1. Các loại dầu thực vật, dầu cá

Dầu ca, dầu hạt lanh, dầu anh thảo… là những loại dầu thực vật có chứa rất nhiều omega -3, omega -6 và một số acid béo giúp giảm các triệu chứng viêm sưng. Thành phần của các loại thực vật, dầu cá còn có nhiều protaglandin, acid gamma – liolenic giúp giảm các yếu tố sưng, viêm ngoài da, thích hợp với người viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa...

Bạn có thể bổ sung các loại dầu thực vật, dầu cá với hàm lượng từ 2 – 3 g (khoảng 1 muỗng) phối hợp cùng các loại thực phẩm khác để đảm bảo đủ chất và giúp đa dạng trong khẩu phần ăn của bạn.

2.2. Các thực phẩm giàu kẽm

Một số loại thực phẩm giàu chất kẽm cũng rất cần trong dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc. Đồ ăn giàu chất kẽm sẽ giúp bổ sung tổng hợp protein, từ đó giúp cho các vết thương sớm được chữa lành hơn. Một số loại thực phẩm giàu chất kẽm như:

- Một số loại đậu, nhất là đậu Hà Lan

- Các loại thịt lợn, bò, gà (vừa cung cấp đạm vừa cung cấp kẽm giúp tổng hợp đạm)

- Gạo, bột yến mạch,…

Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa kẽm, chuyên gia khuyên bạn liều lượng thích hợp là tối đa 30mg kẽm mỗi ngày.

2.3. Thực phẩm giàu quercetin

Quercetin là một loại flavoinoid thực vật, có trong nhiều loại quả, rau. Đây là một chất chống oxy hóa và kháng histamine tự nhiên khá tốt. Khi sử dụng có thể giúp giảm viêm, giảm sưng, ngứa, giảm mức độ histamine trong cơ thể.. Quercetin có trong một số loại thực phẩm bao gồm:

Ảnh 2.

Bệnh nhân viêm da tiếp xúc nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng sưng, ngứa ngáy khó chịu. (Ảnh: Hello Bác sĩ)

- Táo

- Việt quất

- Anh đào

- Bông cải xanh hoặc bông cải trắng

- Cải xoăn

- Rau bina (rau chân vịt)

Nếu bạn không mắc viêm da tiếp xúc, bạn cũng có thể bổ sung những loại thực phẩm này thường xuyên vì có thể cải thiện làn da, cung cấp lượng chất xơ và vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Bệnh nhân viêm da tiếp xúc nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm tình trạng sưng, ngứa ngáy khó chịu.

2.4. Thực phẩm chứa probiotic

Người mắc viêm da cơ địa nên ăn các loại thực phẩm chứa probiotic - đây là thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa, rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa các đợt dị ứng gây ảnh hưởng xấu đến làn da.

- Các loại thực phẩm giàu probiotic như:

- Sữa chua (tốt nhất nên dùng loại không đường)

- Các loại súp miso

- Phô mai loại mềm

Đặc biệt, sữa chua là một trong những thực phẩm giàu probiotic, thân thiện với làn da và còn giúp cải thiện vóc dáng, nên có trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc. 

3. Các  thực phẩm không nên ăn trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc

Nguyên tắc dinh dưỡng trong điều trị viêm da tiếp xúc là tránh tuyệt đối các loại thực phẩm là nguyên nhân gây kích ứng, dị ứng như hải sản, tôm, cua… Các loại thực phẩm này có thể khiến lượng histamine được giải phóng bởi tế bào mast dưới da tăng cao, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn. Mặt khác, các loại thực phẩm gây ngứa có thể khiến cho bạn gãi. Điều này cũng không tốt cho làn da của bạn vì dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Để điều trị dứt điểm viêm da tiếp xúc, bạn nên chú ý hạn chế một số tác nhân dưới đây:

3.1. Rượu bia

Rượu bia được liệt kê vào trong nhóm thực phẩm người viêm da tiếp xúc không nên sử dụng do thành phần có chứa cồn - là nguyên nhân gây ngứa, khó chịu do gan phải hoạt động hết công suất để đẩy ethanol ra ngoài. Điều này càng làm cho vùng da của bạn ngứa ngáy, phải gãi nhiều hơn.

Ngoài ra, bia rượu có chứa chất kích thích, có thể khiến bạn suy giảm hệ miễn dịch, dù không mắc bệnh viêm da tiếp xúc, bạn cũng không nên sử dụng bia rượu thường xuyên vì đây là yếu tố hàng đầu gây ra ung thư.

3.2. Các thực phẩm dễ gây dị ứng

Tùy từng cơ địa khác nhau mà người bệnh sẽ phản ứng với các loại thực phẩm khác nhau, tuy nhiên điểm chung trong các loại thực phẩm nên tránh đối với người mắc viêm da cơ địa bao gồm các loại thực phẩm sau:

- Những loại hải sản, tôm, cua, cá,…

Ảnh 3.

Tránh tuyệt đối các món hải sản vì chúng có thể khiến bệnh thêm nặng hơn. (Ảnh: Internet)

- Thức ăn đóng hộp

- Một số loại hạt

- Các loại thức ăn nhiều gia vị cay nóng,…

Những nhóm thực phẩm trên được khuyến cáo không tốt cho bệnh nhân viêm da tiếp xúc, ảnh hưởng đến quá trình điều trị và càng làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, bạn nên hạn chế hoặc kiêng hẳn các món ăn để giảm thiểu tình trạng bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm da tiếp xúc là một việc làm cần thiết giúp rút ngắn thời gian điều trị, cải thiện tình trạng bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.


Tác giả: Thanh Thanh