Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày là một trong những vấn đề quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân sớm hồi phục.

Ngày càng có nhiều bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, đây là căn bệnh cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người mỗi năm, 1 trong 10 bệnh ung thư nguy hiểm nhất thế giới.

Ung thư dạ dày là căn bệnh xảy ra ở đường tiêu hóa, chính vì vậy việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc phục hồi của bệnh nhân. Người bệnh mắc ung thư dạ dày do đặc thù là khối u nằm trong dạ dày nên việc ăn uống khó khăn hơn rất nhiều. Do vậy việc ăn uống luyện tập đúng cách có thể giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, nhanh chóng phục hồi và ngược lại. 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày là một vấn đề quan trọng trong toàn bộ quá trình chăm sóc người bệnh. Ngoài các liệu pháp tâm lý, giảm đau, các bài tập..thì ăn uống cũng giữ vai trò nòng cốt trong việc quyết định bệnh nhân có thể hồi phục được hay không.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày bao gồm 2 vấn đề chính là thực phẩm nên ăn và thực phẩm không nên ăn, cụ thể:

1. Thực phẩm người bị ung thư dạ dày nên ăn

Người bệnh ung thư dạ dày cần ăn đầy đủ dưỡng chất, không nên ăn kiêng sai cách vì điều này có thể khiến cơ thể ngày càng suy nhược, không còn sức khỏe để tiếp tục điều trị. 

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày nên ưu tiên các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu protein, vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân nên ăn: Cá, thịt nạc, sữa, các loại nấm, nấm hương, và tăng cường tiêu thụ nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân đặc biệt là dạ dày. 

Trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày, người thân cũng nên lưu ý cho người bệnh ăn những loại thức ăn mềm như: cháo, cơm nát, bánh mì,...thực phẩm chữa nhiều vitamin D, sắt, bơ, trứng, sữa, bông cải xanh, các loại khoai hầm nát như khoai sọ, khoai lang luộc chín kỹ...

Những loại thức ăn này không chỉ đa dạng khẩu phần dinh dưỡng của người bệnh mà còn rất thơm ngon và bổ dưỡng.

2. Thực phẩm nên tránh

Người ung thư dạ dày cần tránh ăn những loại thực phẩm dưới đây:

- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: gà rán, khoai tây chiên, thịt nướng...vì chúng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, không tốt cho bệnh nhân đang chữa bệnh

- Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ... và đặc biệt là ăn nhiều dưa muối, cà muối

- Đồ ăn hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng).

- Từ bỏ thói quen rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.

- Đậu phụ mắm tôm cũng không nên ăn.

Hạn chế sử dụng muối: Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nhu cầu bổ sung muối hàng ngày trung bình khoảng 6g/người/ngày.

Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày: người bệnh tuyệt đối không nên ăn quá mặn, quá nóng hoặc ăn quá no. Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi lần ăn một lượng nhỏ sẽ giảm tải cho dạ dày. 

Những bệnh nhân giai đoạn cuối, cần dựa theo tình hình sức khỏe để ăn uống phù hợp. Có thể dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh vì lúc này các triệu chứng bệnh có thể tăng mạnh, cảm giác đầy bụng, đau bụng khó tiêu sẽ diễn ra liên tục. 

Do vậy bệnh nhân cần ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, các món canh hoặc cháo, nước sinh tố trái cây, nước gừng pha đường, món ăn làm từ sợi như bún phở miến, cháo kê... món ăn có tính dễ tiêu và giảm đau, giảm kích ứng dạ dày. Khi buồn nôn, nôn, chán ăn, nên ăn các món nhẹ bụng nhất, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, bột dong riềng, bột ngô, bánh mềm.

Sau phẫu thuật, người nhà có thể nấu các món ăn bổ máu như canh cá, cháo tim, cháo gà ác, trà nhân sâm, long nhãn..để người bệnh tăng sức đề kháng và sớm phục hồi. 


Tác giả: TMH