Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn
Dinh dưỡng trong thai kỳ đóng vai trò bậc nhất đối với sức khỏe mẹ và bé. Do đó, ngay từ khi biết mình mang thai, người mẹ cần ăn uống đúng chuẩn. Mẹ cần chú ý, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thay đổi theo từng giai đoạn để phù hợp với nhu cầu của thai nhi. Vậy bà bầu nên ăn uống như thế nào?

1. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong giai đoạn này, bào thai vẫn còn nhỏ, chưa có nhu cầu hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng. Mẹ có thể duy trì mức năng lượng như khi chưa mang thai. Tuy nhiên, có một số vi chất cần bổ sung thêm trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu để giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh.

- Axit folic là vi chất quan trọng nhất, không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn đầu mang thai. Bổ sung đủ 600mg axit folic mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Chính vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu, mẹ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu axit folic như: súp lơ xanh, rau cải xanh, rau bina, đậu hà lan, đậu tương, ngũ cốc, thịt gia cầm, gan động vật, chuối, cam, bưởi,....

- Vitamin B12 cũng có vai trò rất quan trọng trong phòng tránh khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Nó cũng giúp người mẹ bớt cảm giác ốm nghén thường gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ. Vitamin B12 thường có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, thịt bò, trứng, sữa, hạt hạnh nhân, kiwi, xoài,....

- Khi mới mang thai, một lượng máu lớn được huy động tới tử cung để phục vụ quá trình làm "tổ" cho bào thai. Nhu cầu sắt sẽ tăng từ 5mg lên 25mg/ngày. Do đó, ngoài uống viên sắt, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt vào trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, thịt đỏ, đậu phụ, rau xanh lá,....

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn - Ảnh 2.

Đọc thêm:

Những nguyên tắc giáo dục giới tính cho trẻ bố mẹ nhất định phải biết

Những việc bà bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối

2. Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Đây là giai đoạn thai nhi tăng trưởng vượt trội. Nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên rất nhiều. May mắn là trong giai đoạn này, các triệu chứng ốm nghén đã giảm bớt hoặc biến mất. Do đó mẹ có thể dễ dàng thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu với đa dạng các món ăn.

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần cung cấp đủ tất cả các nhóm chất để đảm bảo thai nhi phát triển tối ưu:

- Chất bột: Gạo, ngô, khoai, sắn,...

- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, hải sản, các loại hạt họ đậu đỗ,...

- Chất béo: Dầu, mỡ, các loại hạt chứa nhiều dầu như hạt óc chó, lạc, vừng, hạnh nhân, hướng dương,....

- Chất xơ, vitamin và khoáng chất: Rau, củ, quả, ngũ cốc,....

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn - Ảnh 3.

Vì hệ xương của thai nhi phát triển rất mạnh trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nên ngoài việc ăn uống đủ chất, bà bầu nên uống bổ sung thêm viên canxi theo khuyến cáo của bác sĩ.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Trong 3 tháng cuối, thai nhi tiếp tục hoàn thiện các bộ phận cơ thể và bắt đầu có hình dạng của trẻ sơ sinh. Thai nhi lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Mẹ vẫn cần tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu với đủ các nhóm chất như ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ.

Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều, sẽ dẫn đến một số nguy hiểm như tăng huyết áp, tiểu đường, khó sinh,.... Khi bổ sung chất bột, bà bầu nên ưu tiên ngũ cốc, bánh mì đen,... vẫn cung cấp đủ năng lượng mà không lo quá cân. 

Đồng thời tăng cường rau xanh và các loại trái cây, thức ăn vặt lành mạnh để tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé. Đặc biệt ưu tiên các thực phẩm giàu axit béo omega-3 và choline như cá béo, trứng, đậu đỗ, rau xanh,.... để trí não của bé phát triển tốt nhất.

Bà bầu cũng đừng quên bổ sung viên uống canxi vào giai đoạn này. Thai nhi lớn, bụng bầu to khiến cho xương của người mẹ chịu áp lực khá lớn. Đủ canxi giúp mẹ giảm được đau mỏi lưng, phòng tránh loãng xương, giúp bé phát triển xương và răng toàn diện.


Tác giả: Mai Nhung