Chế độ ăn uống khi bị Rubella: Người bệnh cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống khi bị Rubella: Người bệnh cần lưu ý gì?
Khi bị bệnh Rubella, chăm sóc bệnh nhân tốt góp phần rất lớn trong việc điều trị bệnh. Bên cạnh các chú ý trong sinh hoạt, bổ sung vitamin thì người bệnh cần lưu ý những điều này để thiết lập chế độ ăn uống khi bị Rubella tốt nhất.

1. Chế độ ăn uống khi bị Rubella cần đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh

Khi mắc bệnh Rubella, đa phần bệnh nhân đều cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, trong người mệt mỏi, khó chịu dẫn đến chán ăn.

Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khi mắc bệnh, chỉ trong một thời gian ngắn đã bị sút giảm cân nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không chịu ăn uống, dẫn đến cơ thể bị suy nhược.

Theo các bác sĩ của viện Dinh dưỡng, virus Rubella sẽ xâm nhập sâu hơn vào cơ thể nếu hệ miễn dịch và sức đề kháng của người bệnh không tốt, hay nói cách khác cơ thể không khỏe mạnh, không đủ dinh dưỡng là nguyên nhân khiến bệnh trở nặng hơn.

Bỏ túi 3 kinh nghiệm ăn uống khi bị Rubella  - Ảnh 1.

Khi bị bệnh bệnh nhân Rubella luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn - Ảnh Internet

Do đó, đối với bệnh nhân Rubella, việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học rất quan trọng, điều đầu tiên bệnh nhân phải được bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp, khoa học để cơ thể dễ dàng hấp thụ, từ đó kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, đem nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và tăng sức đề kháng.

Nhóm thực phẩm cần bổ sung trong giai đoạn này là: vitamin A, vitamin C, kẽm, chất đạm (ở liều lượng vừa đủ), khoáng chất, bột đường.

Tuy nhiên, người bệnh phải chú ý thiết lập chế độ ăn uống khoa học đối với từng nhóm thực phẩm, không nên quá lạm dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ ngược lại.

Bỏ túi 3 kinh nghiệm ăn uống khi bị Rubella  - Ảnh 2.

Nhóm thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C rất cần thiết trong chế độ ăn uống khoa học - Ảnh Internet

Nhóm thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm:

Đây là nhóm thực phẩm tốt nhất đối với người bệnh Rubella, giúp làm tăng hệ miễn dịch, làm lặn các nốt ban và đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh của bệnh nhân.

Bệnh nhân có thể ăn các món được chế biến từ các loại rau củ quả điển hình: cam, quýt, khoai lang, cà chua, thanh long, bắp cải, các loại rau sẫm màu, các loại đậu, trứng gà... Lưu ý nên chế biến thành các món súp, cháo, món luộc thanh đạm để cơ thể bệnh nhân dễ dàng hấp thụ.

Chất đạm:

Cơ thể bệnh nhân trong giai đoạn này rất yếu, cần được bổ sung thêm dinh dưỡng về chất đạm, chất béo để cung cấp dinh dưỡng nuôi sống cơ thể.

Tuy nhiên, người bệnh cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học bằng cách: kiêng ăn hải sản (trong hải sản chứa quá nhiều đạm sẽ dễ bị kích ứng tiêu hóa, gây khó tiêu đầy bụng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh), đồ dầu mỡ, chiên rán (khiến cơ thể bị nóng trong, nguyên nhân dẫn đến nốt ban mọc dày đặc, gây lở loét miệng…).

Bệnh nhân bổ sung chất đạm bằng các loại thịt gia cầm, gia súc như: thịt gà, thịt lợn...với hàm lượng vừa phải, chế biến thật nhỏ (băm nhỏ hoặc xay vào cháo, súp) cho người bệnh dễ ăn.

2. Không lạm dụng đồ hộp, đóng gói có sẵn

Cơ thể của bệnh nhân Rubella rất nhạy cảm, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Trong giai đoạn này, bệnh nhân phải luôn được ăn chín, uống sôi, các món ăn chỉ được chế trong buổi (không nấu lại lần hai), để đảm bảo an toàn vệ sinh tốt nhất cho người bệnh.

Bỏ túi 3 kinh nghiệm ăn uống khi bị Rubella  - Ảnh 3.

Đồ hộp không tốt đối với sức khỏe của người bệnh - ảnh minh họa

Chế độ ăn uống khoa học của người bệnh không cho phép bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm đóng gói có sẵn ở thị trường, các món ăn được nấu sẵn ở ngoài, đây là các tác nhân khiến vi khuẩn, virus từ các môi trường khác nhau xâm nhập vào cơ thể người bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng đồ đóng hộp đọc thêm thông tin trong bài viết: Chuyên gia nhấn mạnh những điểm không thể bỏ qua khi chọn mua thực phẩm đóng hộp.

3. Nói không với các loại gia vị cay, nóng

Bệnh nhân Rubella thường bị các vết loét ở niêm mạc miệng, nốt ban mọc dày đặc trên bề mặt da. Do đó, bệnh nhân không nên ăn các loại gia vị cay, nóng như: tương ớt, ớt quả, tiêu, tỏi, cà ri... Khi ăn các thực phẩm có chứa các loại gia vị này sẽ khiến người bệnh bị nóng trong người, gây cảm giác khó chịu, nguyên nhân khiến các vết loét sưng to hơn và lâu lành, gây cản trở quá trình điều trị bệnh.

Trên đây là 3 lưu ý khi thiết lập chế độ ăn uống khi bị Rubella. Việc điều trị bệnh sẽ dễ dàng hơn nếu người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân chịu khó tìm hiểu, nắm vững các kiến thức về bệnh Rubella, từ đó thiết lập chế độ ăn uống khoa học cũng như chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.


Tác giả: Khánh Linh