Chế độ ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19: Chuyên gia nói gì?

Chế độ ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19: Chuyên gia nói gì?
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch, việc nâng cao hệ miễn dịch trong giai đoạn dịch bệnh là cần thiết. Tuy nhiên chế độ ăn thuần chay có giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc Covid-19 hay không?

1. Mối liên quan giữa chế độ ăn và nguy cơ mắc COVID-19

Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Đức... đã chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm Covid-19 có liên quan đến chế độ ăn cá nhân. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention & Health.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn uống lành mạnh giàu chất dinh dưỡng có thể bảo vệ chống lại COVID-19 thể nặng.

Để đưa ra công bố này, các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 3000 nhân viên y tế, đây là nhóm có khả năng lây nhiễm covid-19 cao.

Chế độ ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19: Chuyên gia nói gì?  - Ảnh 1.

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ với nguy cơ mắc COVID-19 -Ảnh: Internet

Đọc thêm:

CDC hướng dẫn xử lý thực phẩm tươi sống, đóng gói và hải sản đúng cách trong mùa dịch COVID-19

Có bầu ăn mực được không? Lưu ý gì khi bà bầu ăn mực để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?

Khảo sát cho thấy, 2.316 người tham gia không gặp bất kỳ triệu chứng COVID-19 nào hoặc không có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút. Những người này đóng vai trò là nhóm đối chứng của nghiên cứu. Nhóm còn lại gồm 568 người có triệu chứng covid-19 hoặc đang chờ xét nghiệm, 138 người trong số này có triệu chứng từ trung bình đến nặng, số còn lại chỉ bị bệnh rất nặng. Như vậy nghiên cứu đã chỉ ra được đặc điểm hành vi và lối sống của các nhóm: Không bị nhiễm bệnh - nhiễm bệnh nhẹ - nhiễm bệnh trung bình - nhiễm bệnh nặng.

Từ các nhóm trên, các nhà nghiên cứu đã dựa vào tuổi tác, dân tộc, ngành nghề, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất, cùng chế độ ăn uống và việc có sử dụng thuốc lá hay không. Từ đó nhóm nghiên cứu chia thành các nhóm: Nhóm ăn eat clean - nhóm ăn chay - nhóm thường xuyên ăn cá - nhóm ăn uống bình thường.

Kết quả cho thấy những người ăn theo chế độ ăn eat clean, low carb (tức ít tinh bột); ăn nhiều protein có nguy cơ phát triển các triệu chứng covid-19 từ trung bình đến nặng, gấp 4 lần.

2. Chế độ ăn nào là tốt nhất?

Dựa vào phân tích trên, các chuyên gia nói rằng đây là một nghiên cứu có giá trị để tìm ra mối liên quan giữa chế độ ăn và mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Giải thích kết quả nghiên cứu vì sao nhóm ăn nhiều cá, đồ biển lại có sức đề kháng tốt hơn nhóm ăn thịt, chuyên gia của dự án nghiên cứu cho biết “Đó là do chế độ ăn dựa trên thực vật và cá/thủy sản đã được chứng minh cũng có liên quan đến việc chống viêm. Trong khi, các triệu chứng COVID-19 trầm trọng hơn có thể liên quan đến các yếu tố gây viêm”.

Về mặt dinh dưỡng, các chất như phytochemical, các khoáng chất và vitamin trong cá và các món ăn từ biển giúp hỗ trợ hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp người bệnh chống chọi với COVID-19. Các chuyên gia cũng lý giải thêm việc bổ sung nhiều axit béo omega-3 có lợi và vitamin D đều là các chất chống viêm giúp giảm thiểu nguy cơ mắc covid-19.

Chế độ ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19: Chuyên gia nói gì?  - Ảnh 2.

Chế độ ăn nhiều cá được đánh giá tốt nhất trong các chế độ ăn - Ảnh: Internet

Còn đối với chế độ ăn thuần chay hay ăn thực vật tuy không thể ngăn ngừa hoàn toàn việc nhiễm covid-19, tuy nhiên nó cũng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chế độ ăn uống đồng thời cũng giúp cho người đang điều trị covid-19 giảm nhẹ triệu chứng và giúp phục hồi nhanh hơn.

Việc ăn chay cũng làm giảm nguy cơ béo phì và mắc các bệnh mãn tính, điều này cũng là một yếu tố giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm covid-19.

3. Áp dụng chế độ ăn lành mạnh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Không chỉ có lợi đối với covid-19, chế độ ăn uống còn giúp giảm thiểu một số bệnh mãn tính như tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp. Nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu khác sâu hơn về mối liên quan giữa chế độ ăn uống, tình trạng dinh dưỡng với nguy cơ mắc COVID-19.

Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Tổ chức y tế thế giới WHO khuyên mọi người nên có một chế độ ăn cân bằng. Cụ thể, nên giảm lượng thịt trong mỗi bữa ăn thay bằng các món từ cá, tôm hoặc các loại thủy sản khác. Giảm các món ăn chế biến sẵn, ăn nhiều rau và trái cây tươi, các loại đậu hoặc ngũ cốc nguyên hạt. WHO cũng khuyến cáo tránh tiêu thụ nhiều chất béo, giảm đường và muối trong bữa ăn, giảm lượng thịt đỏ xuống 1-2 lần và thịt gia cầm từ 2-3 lần một tuần, tiêu thụ không quá 160g thịt mỗi ngày.


Tác giả: Minh Ngọc