Với tình hình ngày càng nhiều người mắc bệnh ung thư như hiện nay, ăn uống là một trong những cách bảo vệ và cải thiện sức khỏe khỏi những căn bệnh nguy hiểm này. Chế độ ăn uống cho người ung thư dạ dày theo đó cũng cần phải lưu ý để tránh bệnh biến chuyển nặng hơn.
Người bình thường đã cần phải chú ý ăn uống, người có bệnh cần phải chú ý nhiều hơn. Khi mắc bệnh ung thư dạ dày, điều quan trọng nhất là cần phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng.
Bệnh càng nặng thì càng phải ăn uống thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, protein cao, vitamin đa dạng. Như cá, thịt nạc, sữa, các loại nấm, nấm hương. Đặc biệt là cần ăn nhiều rau quả tươi, trong bữa ăn nên có một nửa là rau lá xanh.
Ngoài việc cân bằng, cần bồi bổ những thực phẩm tốt, kể cả món ăn chứa thành phần muối vô cơ. Việc bổ sung axit amin thiết yếu đầy đủ có thể hỗ trợ việc ức chế sự phát triển của khối u.
Vì vậy, nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein, đặc biệt là protein chất lượng cao, chẳng hạn như các món thịt nạc, các loại trứng, đậu, sữa.
Không nên ăn các món quá mặn, đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá nhiều lượng cùng lúc. Vì vậy nên áp dụng nguyên tắc ăn nhiều bữa với số lượng ít, giờ ăn cố định với số lượng cố định.
Không ăn những món gây khó tiêu. Tất cả các món ăn phải đủ chín, đủ mềm để đảm bảo dễ tiêu hóa.
Nên chọn ăn nhiều rau tươi, trái cây, không ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, không ăn thịt hun khói, các món chiên, xào. Không hút thuốc, không ăn thức ăn cay.
Những bệnh nhân giai đoạn cuối, cần dựa theo tình hình sức khỏe để ăn uống phù hợp. Có thể dùng thực phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh nhân giai đoạn cuối sẽ có thể xuất hiện triệu chứng đầy bụng, đau bụng và khó tiêu. Lúc này cần ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, các món canh hoặc cháo, nước sinh tố trái cây, nước gừng pha đường, món ăn làm từ sợi như bún phở miến, cháo kê… món ăn có tính dễ tiêu và giảm đau, giảm kích ứng dạ dày.
Khi buồn nôn, nôn, chán ăn, nên ăn các món nhẹ bụng nhất, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, bột dong riềng, bột ngô, bánh mềm. Không ăn các món chứa dầu mỡ nhiều.
Sau khi phẫu thuật dạ dày, cơ thể mất máu nhiều có thể dẫn đến yếu ớt, chân tay thiếu sức lực, mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy, cần phải tuân thủ nguyên tắc chọn các món ăn ích khí bổ máu như canh cá, cháo chim, cháo gà đen, trà nhân sâm, long nhãn, ngân nhĩ, rùa.
Bệnh nhân điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối dễ bị chóng mặt, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa, số lượng tế bào giảm. Lúc này nên uống thêm các thực phẩm như sữa, trứng, cà chua, mận, trà nhân sâm…
Khi đã ở giai đoạn cuối, cơ thể xuống sức, sức khỏe yếu và ăn uống khó khăn. Giai đoạn này cần ăn uống theo kiểu hỗ trợ điều trị phục hồi bằng việc tăng cường các món ăn có dinh dưỡng cao như tây dương sâm, nhân sâm trắng hoặc các món ăn giúp cải thiện chức năng của ngũ tạng, duy trì sức khỏe ở mức ổn định nhất có thể.
Có thể bạn quan tâm
Phương pháp sinh thiết dạ dày: Khi nào cần sinh thiết và quy trình thực hiện như thế nào?
Nguyên nhân ung thư dạ dày và những điều bạn cần biết
Phòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất. Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn. Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/