Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào là tốt?

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào là tốt?
Một chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ đúng cách sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả điều trị bệnh giúp mẹ và bé an toàn, khỏe mạnh.

Việc giữ lượng đường huyết ở mức ổn định và an toàn đối với người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng insuliin hay thuốc tiểu đường metformin. Tuy nhiên, việc áp dụng một chế độ ăn uống và duy trì luyện tập thường xuyên cũng là một phương pháp tối giúp mẹ kiểm soát lượng đường trong máu.

Hiểu rõ và tuân thủ theo chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ một cách khoa học sẽ giúp mẹ có thể giữ lượng đường trong máu ở mức an toàn, từ đó thai kỳ sẽ phát triển khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Lựa chọn carbohydrate (carbs) lành mạnh

Tất cả các loại carbs đều ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của mẹ bầu, vì vậy bạn cần biết thực phẩm nào chứa carbs và những thực phẩm nào chứa carbs lành mạnh. Loại và số lượng carbs mà mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nạp vào cơ thể sẽ tạo ra sự khác biệt đối với lượng đường trong máu.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào là tốt? - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Cách để Kiểm soát tiểu đường thai kì mà không cần thuốc

- Tầm quan trọng xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu

Số lượng là yếu tố tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn cho mỗi người một khẩu phần ăn khác nhau với số lượng carbs cần nạp vào khác nhau. Điều quan trọng bạn cần lưu ý là chọn các loại carbs lành mạnh.

Hãy thay đổi thói quen ăn uống của bạn sang loại thức ăn có chứa carbs lành mạnh hơn như đổi bánh mì trắng thành ngũ cốc nguyên hạt, bột mì nguyên cám, lúa mạch đen, hạt lanh hoặc hạt bí ngô. Đổi các loại tinh bột màu trắng sang màu nâu. Nếu bạn thích ăn khoai tây chiên, có thể thay bằng mì ống nguyên hạt, khoai tây nướng hoặc khoai lang.

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần thay cơm gạo trắng bằng cơm gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra cũng có thể bổ sung các loại carbs lành mạnh khác từ hoa quả, rau xanh. các loại đậu như đậu gà, đậu lăng, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua không đường. Nếu bạn đang sử dụng sữa, hãy kiểm tra xem chúng có pyair là loại không đường và có được bổ sung vitamin, khoáng chất hay không.

2. Cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ

Việc cắt giảm lượng đường có thể thực sự khó khăn ngay từ đầu đối với hầu hết mọi người. Vì vậy, hãy cắt bỏ dần dần hàng ngày cho đến khi giảm được lượng đường tối đa. Những cách dễ dàng để cắt giảm lượng đường dư thừa có thể thực hiện được như:

- Thay đồ uống có đường, nước tăng lực và nước ép trái cây bằng nước, sữa tách béo hoặc nửa tách béo, trà và cà phê đã khử caffein.

- Hãy thử các chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp hoặc không có hàm lượng calo thay vì đường. Chúng còn được gọi dưới tên khác là chất làm ngọt nhân tạo.

- Ăn ít các loại bánh ngọt, sôcôla, kem và bánh quy.

- Tránh các thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao. Đường sẽ được viết trên bảng thành phần với các tên khác như sucrose, glucose, dextrose, fructose, lactose, maltose, mật ong, đường nghịch đảo, xi-rô, chất làm ngọt ngô và mật đường.

3. Lựa chọn thật kỹ đồ ăn vặt

Dù cho mắc tiểu đường thai kỳ, phụ nữ có thai vẫn cần ăn nhẹ trong thời gian mang thai. Thay vì cắt bỏ, hãy thay thế bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên giòn và sô cô la bằng sữa chua không đường hoặc ít đường, các loại hạt không ướp muối, trái cây và rau.

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như thế nào là tốt? - Ảnh 3.

4. Hiểu về chỉ số đường huyết GI trong thức ăn

Chỉ số gylcaemic (GI) là thước đo mức độ ảnh hưởng của thực phẩm có chứa carbs đến lượng đường trong máu sau khi bạn ăn chúng. Một số thực phẩm ảnh hưởng đến lượng đường huyết nhanh chóng và do đó chúng có GI cao. Những thức ăn có chỉ số GI thấp sẽ mất nhiều thời gian hơn để ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.

Để giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, hãy ăn những loại tinh bột có chỉ số GI thấp hơn. Ngoài ra mẹ bầu vẫn cần phải suy nghĩ đến số lượng thực phamarr cần nạp vào cơ thể. Lượng carbs trong bữa ăn sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng đường trong máu của bạn. Bên cạnh đó, không phải tất cả các loại thực phẩm có GI thấp đều tốt cho sức khỏe, vì vậy hãy đảm bảo rằng mẹ đọc hết các nhãn dán trên thực phẩm để có thể lựa chọn sản phẩm lành mạnh.

5. Nên bổ sung thêm trái cây

Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ vẫn có thể bổ sung thêm các loại trái cây, chỉ cần mẹ bầu ăn với số lượng vừa phải. Nếu bạn lo lắng hoặc muốn được trợ giúp theo dõi lượng carbs có trong trái cây bạn muốn ăn, hãy nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng.

Quả mọng là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng tương đối ít đường và giàu chất xơ, vì vậy mẹ bầu có thể ăn nguyên quả hay xay sinh tố với một ít sữa chua hoặc một ít bột yến mạch nguyên hạt.

6. Ăn nhiều cá hơn

Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần cố gắng ăn cá thường xuyên vì nó tốt cho bạn và sự phát triển của thai nhi. Hãy ăn ít nhất hai lần một tuần, bao gồm ít nhất một lần ăn các loại cá chứa nhiều chất béo có lợi như như cá thu, cá mòi, cá hồi, cá trích, cá mòi. Những loại cá này thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch nhưng cũng không nên ăn nhiều hơn hai lần một tuần vì nó chứa hàm lượng độc tố thấp.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn các loại cá có xu hướng có hàm lượng thủy ngân cao hơn, như cá kiếm, cá marlin. Mẹ cũng nên lưu ý không nên ăn quá nhiều cá ngừ mỗi tuần vì trong cá ngừ có chứa lượng thủy ngân tương đối cao so với các loại cá khác.

Nguồn tham khảo: https://www.diabetes.org.uk/guide-to-diabetes/enjoy-food/eating-with-diabetes/i-have-gestational-diabetes


Tác giả: Anh Dũng